Đây là lần thứ hai mẫu thử nghiệm của tiêm kích này lộ diện kể từ lần xuất hiện đầu tiên với số hiệu 2101 hồi tháng 12/2015. Mặc dù vậy, cả Tân Hoa Xã và CCTV vẫn chưa xác nhận về sự tồn tại của mẫu J-20 mới này dù cho những hình ảnh rõ nét trong đoạn video đã chứng minh tất cả.
Khác với diện mạo trước đó, lần này J-20 xuất hiện với lớp sơn màu xám và không có số số hiệu nhận dạng.
Giới chuyên gia nhận định rằng, việc những chiếc tiêm kích thế hệ mới này liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây cho thấy có vẻ như Bắc Kinh sẽ sớm được đưa tiêm kích thế hệ mới này vào biên chế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dù cho trước đó Mỹ từng dự đoán rằng, phải đến năm 2018 mẫu máy bay này mới có thể đi vào hoạt động.
J-20 là tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất nhằm phục vụ cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
J-20 có thiết kế hình khá độc đáo trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt trong khi đó vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên khuôn mẫu của chiếc F-117 từng bị bắn rơi tại Kosovo năm 1999 hoặc của chiếc B-2 Spirit.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng máy bay là hàng "sản xuất tại gia" và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Hoa Kỳ hay Sukhoi T-50 của Nga.
Tiếm kích tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc.
Dù thông tin về các thông số kỹ thuật của tiêm kích tàng hình rất ít khi được Trung Quốc tiết lộ, nhưng theo các nguồn thạo tin, tiêm kích này của Trung Quốc có thể mang thể 4 tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn cùng 2 tên lửa không dối không tầm ngắn.
Hiện nay J-20 được cho là sử dụng động cơ phản lực Saturn AL-31, động cơ do Nga phát triển cho Su-27. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực phát triển động cơ WS-15 thay thế, tuy nhiên kế hoạch “nội địa hóa” động cơ này đang còn đang gặp vô vàn khó khăn do thiếu hụt về công nghệ.