Lo bị lấn chiếm, Nhật Bản ra luật bảo vệ đảo xa

Quốc hội Nhật Bản vừa ban hành đạo luật bảo vệ các hòn đảo xa xôi nhằm duy trì dân cư sinh sống trên các đảo biệt lập gần biên giới lãnh hải của nước này.

Lo bị lấn chiếm, Nhật Bản ra luật bảo vệ đảo xa

Đạo luật thúc đẩy các biện pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ cư dân ở 71 hòn đảo xa xôi ở 8 tỉnh xung quanh đường biên giới trên biểncủa Nhật Bản. Đạo luật nhằm mục đích bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời tránh tình trạng các đảo này trở thành nơi không có người sinh sống. Các nghị sĩ Nhật Bản lo ngại, nếu cư dân rời bất kỳ đảo nào, điều này sẽ tạo kẽ hở để người nước ngoài xâm lấn.

Một trong số 71 đảo xa gồm Rebun, Rishiri và Okushiri nằm ngoài khơi đảo Hokkaido gần Nga; đảo Sado ở biển Nhật Bản và đảo Tsushima, Iki Goto - ngoài khơi đảo Kyushu, gần Hàn Quốc.

Luật mới yêu cầu chính phủ thiết lập cơ quan hành chính, mua bán đất, phát triển hệ thống cảng trên những hòn đảo xa. Chính quyền trung ương và địa phương sẽ trợ cấp chi phí đi lại cho người dân, đồng thời hỗ trợ tài chính cho các ngư dân.

Luật được thông qua ngày 20/4, có hiệu lực từtháng 4/2017 và kéo dài trong 10 năm, theo Diplomat.

Quần đảo Yaeyama ở phía tây nam của tỉnh Okinawa. Ảnh: Ippei
Quần đảo

Yaeyama ở phía tây nam của tỉnh Okinawa. Ảnh: Ippei

Nhật Bản cũng đang "nuôi" đảo san hô Okinotorishima ở điểm cực Nam nước này nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu của Nhật đem san hô từ Okinotorishima tới Viện Nghiên cứu Nước biển sâu trên đảo Kumejima, thu hoạch trứng san hô rồi cấy ghép chúng trên đảo Okinotorishima.

Kết quả của quá trình sẽ quyết định số phận của tiền đồn nhỏ chiến lược bởi đảo có giá trị quân sự lớn, ảnh hưởng tới an ninh của Nhật.

Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới việc giữ các đảo có người sinh sống trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trên biển Hoa Đông cùng các tranh chấp khác về lãnh thổ với một số nước láng giềng.

Tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh nóng lên năm 2013, sau khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa một phần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Từ đó, tàu và máy bay của Trung Quốc thường đến gần khu vực tranh chấp. Những hành động trong thời gian qua của Trung Quốc khiến Nhật Bản lo ngại Bắc Kinh có thể đang leo thang các hành động của họ tại biển Hoa Đông.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ