Liên hợp quốc: Triều Tiên sử dụng cơ sở dân sự để lắp ráp tên lửa

GD&TĐ - Theo một báo cáo bí mật của các nhà giám sát lệnh trừng phạt Liên hợp quốc, các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn nguyên vẹn và đất nước này đang muốn đảm bảo những khả năng này không bị phá hủy bằng bất kỳ lực lượng quân sự nào.

Triều Tiên thể hiện sức mạnh quân sự trong một cuộc diễu binh
Triều Tiên thể hiện sức mạnh quân sự trong một cuộc diễu binh

Một báo cáo đã được gửi tới Ủy ban trừng phạt gồm 15 hành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau vào cuối tháng này. Họ đã gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 6/2018 và ông Kim đã hứa làm việc hướng tới việc phi hạt nhân hóa.

Trong khi Tổng thống Trump ca ngợi đạt được “tiến bộ to lớn” trong việc xử lý Triều Tiên, báo cáo của Liên hợp quốc thấy rằng Bình Nhưỡng “đang sử dụng các  cơ sở dân sự, bao gồm sân bay để lắp ráp, thử nghiệm tên lửa đạn đạo với mục tiêu ngăn chặn hiệu quả “các cuộc tấn công cơ quan đầu não” nhằm vào một số lượng nhỏ hơn các khu vực sản xuất và lắp ráp tên lửa và hạt nhân đã được xác định.

Báo cáo trên nói rằng tìm thấy “bằng chứng về một xu hướng đều đặn tháo dỡ các địa điểm lắp ráp, lưu trữ và thử nghiệm” từ phía Triều Tiên.

Đại diện Triều Tiên tại Liên hợp quốc chưa có phản ứng với yêu cầu bình luận đối với trang 317 trong báo cáo của Liên hợp quốc mới được nộp cho Hội đồng Bảo an vào tuần trước.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên từ năm 2006 nhằm ngăn chặn việc cấp tài chính cho các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, cấm xuất khẩu than, sắt, chì, sản phẩm dệt may, hải sản, đồng thời cấp nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Lệnh trừng phạt không hiệu quả

“Các nước tiếp tục thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an thông qua việc gia tăng việc chuyển giao trái phép các sản phẩm dầu mỏ và than đá” – báo cáo trên phát hiện – “Những vi phạm này khiến các biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên hợp quốc không hiệu quả”.

Các giám sát viên cho biết họ có bằng chứng về một vụ chuyển dầu mỏ bị cấm chưa từng có với hơn 57.800 thùng, trị giá hơn 5,7 triệu USD.

Báo cáo trên buộc tội Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc và cố gắng “bán một loạt thiết bị quân sự cho các nhóm vũ trang, chính phủ ở Trung Đông và châu Phi”, cũng như vũ khí nhỏ, hạng nhẹ cho Libya, Sudan và phiến quân Houthi ở Yemen.

Các giám sát viên Liên hợp quốc cũng lưu ý “Triều Tiên có xu hướng tránh né các lệnh trừng phạt tài chính bằng cách sử dụng các cuộc tấn công trên mạng để buộc chuyển tiền bất hợp pháp từ các tổ chức tài chính và trao đổi tiền điện tử”.

Triều Tiên chịu lệnh cấm về hàng hóa xa xỉ và các nhà giám sát nói rằng họ đang điều tra sự xuất hiện công khai của một chiếc limousine Rolls-Royce Phantom ở Bình Nhưỡng vào ngày 7/10 năm ngoái, chiếc xe này có giá bán hàng trăm ngàn đô la.

Nga và Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an thảo luận nới lỏng lệnh trừng phạt Triều Tiên sau khi ông Trump và ông Kim gặp nhau lần đầu tiên. Tuy nhiên, Mỹ và các thành viên khác của Hội đồng nói rằng cần thực hiện nghiêm khắc các lệnh trừng phạt cho tới khi Bình Nhưỡng có hành động.

Theo Euro News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ