(GD&TĐ) - Một không gian xẩm gợi lại không khí Hà Nội xưa đã diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 - Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cùng với những bức tranh 3D tái hiện cảnh leng keng tàu điện. Người xem như được trở về với một phần ký ức Hà Nội.
Hà Nội thời xưa, phương tiện đi lại chủ yếu là xe tay kéo và tàu điện. Nơi đây đã sản sinh ra một nhánh trong loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo của riêng đất Hà Thành - đó là Xẩm tàu điện. Và một sự trùng hợp thú vị là khi tàu điện đang chuẩn bị trở lại với Thủ đô thì xẩm tàu điện cũng được các nghệ sĩ Thanh Ngoan, Hoàng Anh Tú, Thanh Thanh Tấm... tái hiện, tuy nhiên, không phải để lại sẽ hát trên... tàu điện.
Ra đời muộn, vào đầu thế kỷ 20, Xẩm tàu điện với những biến thể riêng và cũng mang những nét khác biệt, gọn và "sang" hơn xẩm chợ. Khác với xẩm chợ, xẩm lễ hội, xẩm tàu điện có những đặc trưng riêng về trang phục, nhạc cụ, số người hát…
Xẩm có nhiều loại và nhiều nơi có, nhưng xẩm tàu điện thì là một "đặc sản Hà Thành" gắn với những tiếng leng keng tàu điện sớm khuya. Xẩm tàu điện luôn phải chuyển tàu, chuyển toa tìm khách mới, nên các đoạn hát trong xẩm tàu điện thường ngắn gọn, luôn thay đổi nội dung vì khán giả là các hành khách đi tàu thường ngày.
Trong đời sống hiện đại, xẩm nói chung, hay xẩm tàu điện vẫn còn đất sống. Phần nhiều là những khán giả lớn tuổi. Họ đến đây để nhìn lại ký ức của chính mình.
Trống - Một nhạc cụ không thể thiếu. Trước đây do đòi hỏi "tinh - gọn", Xẩm tàu điện đã phải loại bớt trống, đàn nhị, đàn bầu... nhưng trong lần tái hiện này chúng đã... trở lại. |
Và cả đàn bầu |
Hay một số nhạc cụ khác |
Khán giả bỏ tiền vào thau đồng để ôn lại truyền thống xưa |
Xẩm ngày nay đã đã thu hút nghệ sĩ trẻ theo nghề |
Phần giao lưu, nói chuyện về Xẩm tàu điện của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đỗ Bảo và NSND Phạm Thị Thành |
Vũ Duy