Theo đó, các vấn đề trọng tâm xin ý kiến gồm: Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; quyền nhân thân; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;
Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; hình thức sở hữu.
Những vấn đề đáng lưu ý khác cần xin ý kiến tại dự thảo là: Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu.
Báo cáo kết quả lấy ý kiến gồm các nội dung chính được trình bày theo bố cục sau:
Quá trình tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi); đánh giá chung đối với dự thảo Bộ luật; ý kiến cụ thể về nội dung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)
Báo cáo phải tập hợp và phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối với mỗi nội dung của Dự thảo được góp ý thì cần chú thích cụ thể từng đối tượng góp ý, như là ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của cử tri, ý kiến của cơ quan chuyên môn...