Lần đầu tiên CPI của Hà Nội giảm so với tháng trước

Lần đầu tiên CPI của Hà Nội giảm so với tháng trước

(GD&TĐ)-Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư của Thủ đô đã giảm 0,03% so với tháng trước và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin
Thông tin thịt lợn bị nhiễm độc đã khiến người dân thận trọng với mặt hàng này làm thịt lợn giảm hơn các mặt hàng thực phẩm khác (ảnh MH)

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 của Hà Nội lần đầu tiên sau một thời gian dài đã tăng ở mức âm (-0,03%) so với tháng trước, là “đáy” trên đường hiển thị thống kê của 10 năm trở lại đây.

Còn tính chung, CPI Hà Nội đã tăng 2,59% kể từ đầu năm và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong các nhóm hàng hóa tháng này ở Hà Nội, có 7 nhóm hàng gồm đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; văn hóa, thể thao và giải trí cùng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước nhưng mức tăng không đáng kể.

Theo đó, riêng nhóm giao thông có chỉ số giá tăng mạnh tới 2,67%, thì các mặt hàng trên có mức tăng dao động dưới 0,78%.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc nhóm hàng giao thông có chỉ số giá tăng mạnh trong tháng Tư là do từ ngày 7/3 vừa qua, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng giá.

Giá xăng dầu tăng đã kéo theo giá cước các loại hình vận tải hành khách và hàng hóa tăng theo. Tuy nhiên, việc này không làm tăng được chỉ số giá chung tháng Tư.

Những mặt hàng hóa còn lại, ngoại trừ giáo dục vẫn giữ nguyên, thì hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; bưu chính viễn thông đều có mức giảm từ 0,04% đến 0,65% so với tháng trước.

Đánh giá về chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư của Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, nguyên nhân chính kéo CPI của Hà Nội giảm đà tăng so với tháng trước là do một số mặt hàng trong nhóm lương thực, thực phẩm giảm mạnh.

Cụ thể như sau, khác với xu hướng mọi năm, trong tháng Tư, giá gạo (lương thực) giảm mạnh đã làm nhóm lương thực giảm 1,98% so tháng trước. Nguyên nhân do các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch vụ thu đông với năng suất cao nên nguồn cung dồi dào.

Giá thực phẩm cũng giảm 0,79% so tháng trước chủ yếu do các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản... có mức giá ổn định và giảm nhẹ.

Riêng thịt lợn, do thông tin thịt lợn bị nhiễm độc đã khiến người dân thận trọng với mặt hàng này làm thịt lợn giảm hơn các mặt hàng thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,64% so tháng trước là bởi từ 1/4 vừa qua, giá gas giảm khoảng 6.000đ/kg.

Đây là mức giảm mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay, giá gas trong nước được bán ra ở mức 395.000đ đến 420.000đ/bình tùy từng hãng.

Ở tác động vĩ mô, sau một thời gian dài thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán đã sụt giảm, người dân tiết kiệm chi tiêu hơn. Một thực tế được ghi nhận là lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm mạnh với -1,96% trong quý 1/2012; tổng phương tiện thanh toán tính đến 26/3/2012 cũng chỉ nhích nhẹ khoảng 1,06% so với cuối năm 2011.

Hải Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.