Những cơn gò Braxton-Hicks (cơn đau đẻ giả) thường xuất hiện từ khoảng cuối quý thứ 2 thai kỳ, có đặc điểm ngắn và không lặp lại thường xuyên. Càng đến cuối thai kỳ, những cơn gò này càng mạnh mẽ hơn và đôi khi khiến mẹ cảm thấy đau rõ rệt, cứng bụng.
Càng đến cuối thai kỳ, những cơn gò này càng mạnh mẽ hơn và đôi khi khiến mẹ cảm thấy đau rõ rệt, cứng bụng. (ảnh minh họa)
Vậy có cách nào để giảm bớt những cơn gò này không? Theo Deanna Stirling - y tá chuyên chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Middlesex-London Health Unit tại London, việc cổ tử cung thực hành những cơn co thắt giả hoàn toàn có thể giảm bớt bằng những cách sau:
1. Chườm ấm
Theo y tá Deanna Stirling, thông thường, các cơn co bóp giả Braxton-Hicks sẽ biến mất nếu mẹ tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu.
2. Nghỉ ngơi
Braxton-Hicks xuất hiện có thể là dấu hiệu báo bạn đang căng thẳng hoặc làm việc quá sức.Vì vậy hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp giảm cơn đau.
3. Uống một chút nước
Mất nước nhẹ cũng có thể gây ra những cơn co thắt giả, vì vậy mẹ nên uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên vì bàng quang thời điểm này chịu áp lực từ tử cung nên sẽ khiến mẹ thường xuyên đi tiểu hơn. Dù vậy phụ nữ mang bầu vẫn phải uống đầy đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Uống một chút nước ấm sẽ giúp mẹ bầu bớt cơn đau chuyển dạ giả. (ảnh minh họa)
4. Ngồi thiền
Braxton-Hicks được gọi là những cơn đau thực hành cho việc chuyển dạ thực sự ở cuối thai kỳ. Tình trạng sẽ giảm bớt nếu mẹ ngồi thiền hoặc tập yoga nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, có một thắc mắc của rất nhiều bà mẹ là làm thế nào để nhận biết được đó là cơn gò Braxton-Hicks hay cơn đau đẻ thật. theo chị Stirling: “Với cơn đau chuyển dạ thực sự thì nếu mẹ có tắm nước ấm hay nghỉ ngơi, tình trạng sẽ không thay đổi, thậm chí là càng mạnh mẽ hơn theo thời gian.”
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách phân biệt cơn đau đẻ giả và thật tại đây.