Làm gương để xây dựng ý thức cho con

GD&TĐ - Chấp hành tốt Luật Giao thông đường thủy lẫn đường bộ đã và đang được nhiều người lưu thông đồng thuận và ủng hộ cao bởi những sự cần thiết quan trọng để đảm bảo tính mạng, tài sản cho chính mình và người khác. 

Làm gương để xây dựng ý thức cho con

Cạnh đó, nói theo cách ông bà xưa từng dạy “dạy con từ thuở còn thơ”, chuyện người lớn chấp hành nghiêm còn là tấm gương sáng mẫu mực giáo dục ý thức, suy nghĩ, hành động của trẻ em về việc chấp hành luật lệ giao thông rất cần thiết và hiệu quả.

Hiện nay, không ít các bậc phụ huynh (nhất là khu vực thành thị) không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đến trường. Lý do thường là mất thời gian, nhà ở gần trường học... Nhân đây xin kể câu chuyện ngay gần nhà. Chị hàng xóm đang dắt xe ra đưa con đến lớp mầm non, bỗng giật mình trước lời nhắc của đứa trẻ: “Mẹ quên đội mũ bảo hiểm cho con rồi...”. Có lẽ người mẹ đang vội, trả lời: “Thôi để mai con nhé”. Đứa bé phụng phịu: “Mẹ vào lấy mũ cho con đi, cô giáo đã dặn rồi mà, ra đường phải đội mũ bảo hiểm chứ”. Cũng may, người mẹ dựng xe quay vào…

Hiện nay, tại các giao lộ, trước các trụ đèn tín hiệu giao thông, không khó lắm để mọi người bắt gặp những lời nhắc nhở khéo léo, nhỏ nhẹ, thân tình của trẻ em khi người thân vi phạm luật giao thông như: Phê bình người lớn vượt đèn đỏ; phải dừng xe trước vạch; không vừa chạy xe vừa nghe điện thoại; bật đèn “xi nhan” khi quẹo trái hay phải; không phóng nhanh vượt ẩu, lấn đường...

Có trường hợp người lớn bị nhắc nhở tỏ ra cáu giận, ăn nói thô lỗ, thiếu tế nhị nhưng cũng có nhiều người cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ vì mình đã vi phạm luật, không là tấm gương để con trẻ làm theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.