Làm gì khi học sinh phê bình Hiệu trưởng?

Làm gì khi học sinh phê bình Hiệu trưởng?

Tôi còn nhấn mạnh: “yêu cầu các em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, mũ phải bảo đảm chất lượng, khi đội phải cài dây đúng quy cách, …như trên ti vi hãng Honda hướng dẫn an toàn khi đi xe máy các em ạ!”.

Làm gì khi học sinh phê bình Hiệu trưởng? ảnh 1
 ảnh MH

Thế rồi, ngay ngày thứ ba hôm sau, tôi nhận được một lá thư góp ý của học sinh (bỏ vào hòm thư). Thư đó lại gửi cho chính tôi. Thư có đoạn viết “thầy đã nói vào hôm thứ hai về việc nghiêm cấm vi phạm luật giao thông, thầy nói đã ngồi lên xe là phải đội mũ bảo hiểm, vậy mà hôm nay thầy đi xe đã không đội mũ bảo hiểm, …thầy đã cấm học sinh thì việc đầu tiên em mong các thầy phải thực hiện trước, vì vậy em làm đơn này mong thầy tiếp nhận ý kiến của em”. Thư không kí tên học sinh.

Tôi lặng người đi. Đúng là hôm nay khi đi xe máy mình đã không đội mũ thật. Mình vừa phổ biến văn bản chỉ đạo của cấp trên đến học sinh hôm trước thì hôm sau mình vi phạm, bị học sinh trông thấy và góp ý, thế thì còn giáo dục học sinh sao được. Nhưng việc vi phạm này cũng có lí do. Đó là khi đến trường bằng xe máy, tôi có đội mũ, loại mũ có cằm hẳn hoi. Sau đó tôi đi xe đến UBND xã (cách trường hơn 100m) để giải quyết công việc. Trụ sở UBND xã này xa đường quốc lộ hơn 1km, chỉ là đường dân sinh ít xe cộ qua lại. Tôi cũng không muốn đội mũ vì nếu đội, đến UBND xã, khi bỏ mũ ra tóc sẽ bị rối, vào làm việc sẽ hơi ngại. Đó là nguyên nhân khiến tôi bị học sinh góp ý cho chính những lời tôi mới giáo dục các em. Tôi không tìm hiểu xem em nào góp ý nhưng nên xử vụ này thế nào bây giờ?

Nếu mình lờ đi, học sinh sẽ xem thường. Hòm thư làm gì? Thầy nói mà thầy có làm đâu các bạn ơi!... Tôi cho rằng học sinh rất có thể sẽ nghĩ, sẽ nói với nhau như vậy. Tôi quyết định “công khai thư góp ý” này vào tiết chào cờ tuần liền kề. Học sinh cả trường rất thích thú khi tôi mở màn. Tôi khen học sinh mạnh dạn, thẳng thắn khi góp ý. Tôi nhận mình sai. Rồi tôi giải trình lí do. Và từ đó, tôi khuyên học sinh: “Các em cần tiếp tục thẳng thắn góp ý phê bình những gì các em cho là sai, cần được hiểu đúng, nên làm tốt hơn, … nhưng trước khi góp ý các em cần tìm hiểu kĩ bản chất các sự việc, tìm hiểu nguyên nhân, phân tích thấu đáo đúng - sai, …mình phải đánh giá chính xác các sự việc, phải nói cho đúng thì lời nói mới có giá trị”. Sau nữa, tôi nâng lên “nếu không như vậy, có thể đến một lúc nào đó hòm thư góp ý có khi sẽ là nơi “dân chủ quá trớn”, thậm chí xuyên tạc sự thật, không có giá trị góp ý nữa,… Phát ngôn đúng là một cách bảo vệ năng lực và nhân cách của chính mình đấy các em ạ!”.

Hôm sau, em học sinh viết thư góp ý đó đã gặp tôi. Thầy và trò thân thiện.

                                                                          Vũ Thanh Thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.