Lai Châu hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số

GD&TĐ - Là một tỉnh miền núi phía Bắc có đông đồng bào thiểu số sinh sống, điều kiện địa lý rất khó khăn. Nhưng những năm gần đây, với nỗ lực của các ngành, các cấp và người dân địa phương, trong đó có sự đóng góp của các tình nguyện viên dân số thôn bản, Lai Châu đã và đang hướng đến mục tiêu đạt được mục tiêu giảm sinh, ổn định quy mô, nâng cao chất lượng  dân số.

Chất lượng dân số đang ngành một được nâng cao
Chất lượng dân số đang ngành một được nâng cao

Những con số biết nói

Ông Nguyễn Hải Hưng – Chi Cục trưởng Chi cục Dân số & KHHGĐ tỉnh Lai Châu, vui vẻ cho biết: Với những nố lực to lớn của ngành Y tế, cùng sự chung tay góp sức của cộng đồng, đến nay tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 2,99% năm 2009 xuống còn 2,02% vào năm 2017, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 24,59%o xuống còn 17,46%o, trung bình mỗi năm giảm được 0,89%o.

Tỷ suất sinh thô năm 2009 là 30,38%o, đến năm 2017 tỷ suất sinh thô giảm xuống còn 22,65%o, mức giảm tỷ lệ sinh trung bình giai đoạn 2009-2017 đạt 0,97%o/năm. Năm 2009 tổng tỷ suất sinh tại tỉnh là 2,96 con, đến năm 2017 Tổng tỷ suất sinh tại tỉnh giảm xuồng còn 2,45 con.

Tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên bình quân trên toàn tỉnh đã giảm từ 28,4% vào năm 2009 xuống còn 20,57% năm 2017, trung bình mỗi năm giảm 0,97%.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 đã giảm nhiều
Tỷ lệ sinh con thứ 3 đã giảm nhiều

Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Lai Châu, khi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng dân số ở đồng bào các dân tộc còn thấp, điều kiện sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế.

Với những rào cản đó thì việc đạt được mục tiêu giảm sinh như số liệu công bố, trong đó có việc giảm sinh đối với người dân tộc thiểu số trong giai đoạn này không chỉ làm giảm đáng kể áp lực của việc gia tăng dân số tới các vấn đề kinh tế xã hội, mà còn là cơ sở để tạo ra một bước chuyển đổi có tính căn bản trong lĩnh vực sinh sản.

Một tín hiệu đáng mừng ở Lai Châu là các cặp vợ chồng chuyển từ việc sinh sản tự nhiên với mức sinh cao sang việc sinh sản chủ động (có kế hoạch) với mức sinh thấp để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con cái, hạnh phúc gia đình. Đây là giai đoạn có mức giảm sinh nhanh và có tính chất bước ngoặt đột phá tạo tiền đề cho việc đạt mức sinh thay thế tại tỉnh Lai Châu vào những năm tới.

Chia sẻ những thông tin đáng mừng, tuy nhiên ông Nguyễn Hải Hưng vẫn còn băn khoăn về những trở ngại khó vượt qua như: Hiện nay số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng tại tỉnh vẫn còn ở mức cao 2,45 con, su hướng giảm sinh chưa thực sự vững chắc, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 10.000 trẻ được sinh ra.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên còn cao (20,57% năm 2017). Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ngày càng nhiều, tiềm năng sinh đẻ lớn, tư tưởng "Trọng nam khinh nữ" tâm lý "đông con nhiều của" còn tồn tại khá phổ biến trong đồng bào các dân tộc, một bộ phận cán bộ Đảng viên, người giàu sinh thêm con thứ 3 để có con trai "nối dõi tông đường" đang là những rào cản, thách thức lớn cho việc giảm sinh trong thời gian tới tại tỉnh.

Quyết tâm nâng cao chất lượng dân số

Khó khăn còn bộn bề nhưng động lực của Lai Châu trong việc quyết tâm hướng đễn mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng dân số đã và đang được đẩy mạnh.

Chi Cục trưởng Nguyễn Hải Hưng, bộc bạch: Việc nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào các dân tộc tại tỉnh luôn là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch hành động của Tỉnh Ủy, HDND, UBND tỉnh.

Từ năm 2011 đến nay bằng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số-KHHGĐ và nguồn kinh phí bổ xung của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế (Chi cục Dân số-KHHGĐ) tiếp tục duy trì và triển khai mở rộng mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; mô hình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; mô hình can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Người dân được thu hưởng hạnh phúc hơn
 Người dân được thu hưởng hạnh phúc hơn

Đơn cử như việc triển khai Mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, năm 2011 triển khai tại 13 xã, đến hết năm 2017 mô hình được triển khai nhân rộng tại 37 xã/7 huyện (huyện Mường Tè 10 xã, Nậm Nhùn 06 xã, Phong Thổ 05 xã, Sìn Hồ 05 xã, Tam Đường 04 xã, Tân Uyên 04 xã, Than Uyên 03 xã).

Thông qua các hoạt động triển khai của mô hình, nhận thức của người dân về tác hại hệ lụy của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các già làng, trưởng bản, bậc cha, mẹ đã cam kết không để con, cháu tảo hôn hoặc kết hôn cận huyết thống và đưa nội dung của Luật hôn nhân và gia đình vào quy ước của bản. Năm 2010 tỷ lệ tảo hôn 23,61% (13 xã), đến hết năm 2017 tỷ lệ tảo hôn bình quân tại 37 xã triển khai mô hình giảm xuống còn 20%, trung bình mỗi năm giảm 0,51%.

Cũng như vậy, Mô hình can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh, từ năm 2013 đến nay triển khai thí điểm và duy trì tại huyện Phong Thổ, Mường Tè, Tân Uyên, Than Uyên tập trung tuyên truyền thông tuyến huyện, tuyến xã về nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh.

Còn mô hình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh triển khai 8/8 huyện, thành phố mô hình đã hỗ trợ, thực hiện xét nghiệm, sàng lọc được 1.946 ca trẻ sơ sinh qua đó phát hiện 87 trẻ có nghi ngờ dương tính với bệnh thiếu men G6PD, 320 ca sàng lọc trước sinh trong đó 02 ca đình chỉ thai nghén, đã kịp thời thông báo kết quả xét nghiệm sàng lọc đến gia đình trẻ có nghi ngờ mắc bệnh và tư vấn để gia đình sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế có đủ điêu kiện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nâng cao và có những giải pháp điều trị kịp thời.

Ông Nguyễn Hải Hưng: Với những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ, triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số và các chương trình chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện, chất lượng dân số cũng đã có sự thay đổi và nâng lên rõ rệt cả về thể lực và trí lực.

Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí của người dân đã được cải thiện đáng kể; các chỉ số trong chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em như: Tỷ số tử vong mẹ, tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất ba lần trong ba thời kỳ, tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế, tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi, tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi… được cải thiện qua từng năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...