Là đàn ông, chiến thắng ai cũng được nhưng đừng cố hơn thua với vợ mình

Là đàn ông, chiến thắng ai cũng được nhưng đừng cố hơn thua với vợ mình

Phụ nữ đi lấy chồng là thiệt thòi đủ đường...

Phụ nữ, khi bước vào hôn nhân là một sự thay đổi lớn của cuộc đời, từ một cô gái tự do vô ưu vô lo, được bố mẹ chiều chuộng nay lại phải nhìn sắc mặt người khác mà sống. 

Đến khi sinh con đẻ cái là đã lựa chọn đánh đổi tự do, đánh đổi nhan sắc và từ bỏ những cuộc vui để chấp nhận đứng sau, làm cái bóng cho một người đàn ông, chăm lo, săn sóc anh ấy.

9 tháng 10 ngày mang thai là chứng ấy thời gian cơ thể thay đổi, biến dạng đến mức không nhận ra... Đến ngày vượt cạn, họ cam tâm tình nguyện đón nhận những cơn đau mà những người đàn ông mãi mãi không thể tưởng tượng nổi để sinh cho chồng một đứa con máu mủ.

Một cô gái từng biết bao người theo đuổi vì ai mà cô ấy phải hy sinh tất cả, tình nguyện bỏ đam mê, mơ ước, bỏ luôn những cuộc vui bạn bè để làm một người mẹ, người vợ chu toàn.

Cô ấy đã từng tiêu xài không cần suy nghĩ, chuyện gì cũng chẳng cần bận tâm. Nhưng giờ đây không có thu nhập, đến chi tiêu cũng phải lo nghĩ, sợ chồng chê tiêu xài hoang phí… Những nỗi khổ này, đàn ông đã từng đặt mình vào để hiểu, để thấm, để thương vợ hơn chưa?

Là đàn ông, chiến thắng ai cũng được đừng cố so đo, hơn thua với vợ mình

 Là vợ, vốn chẳng ai muốn hơn thua với chồng, thậm chí còn luôn tình nguyện nhận thua chồng mọi thứ, từ việc kiếm tiền, đến trước mặt bạn bè, người thân cũng đều nói tốt cho người đàn ông ấy.

Thế nhưng, nhiều người đàn ông cho rằng phụ nữ lắm điều, không hiểu chuyện, không bao dung, suốt ngày chỉ để tâm soi mói những chuyện vụn vặt của đàn ông.

Kì thực, phụ nữ khi yêu, khi quan tâm đàn ông thật lòng cô ấy không thể làm ngơ, không thể im lặng khi thấy những chuyện “chướng tai gai mắt”. Cô ấy không thể giả vờ như không thấy gì khi đàn ông nhiệt tình quá với những người phụ nữ khác.

Đàn ông không hiểu được tâm ý phụ nữ nên thường trách móc. Trong những trận cãi vã cũng luôn cố giành phần hơn.

Đôi lúc đàn ông có tư tưởng phải cho vợ một bài học, phải cho cô ấy nhận ra sai lầm của mình để sau này mà biết cách đối đãi với chồng. Hôn nhân càng cãi càng sai, càng cãi càng xé chuyện nhỏ thành to. Vốn dĩ chuyện chỉ bé bằng đầu tăm nhưng khi ai cũng muốn giành phần thắng thì mọi chuyện lại đẩy đi xa.

Sau mỗi trận cãi nhau giữa vợ chồng thường là sự im lặng. Kẻ chiến thắng thì hả hê và tự nghĩ đối phương đã hiểu chuyện. Kì thực, người ta im lặng vì bất lực hơn là tâm phục khẩu phục, chấp nhận mình sai.

Dù người chiến thắng là ai thì luôn có sự rạn nứt, sự xa cách sau những trận cãi vã. Và để sự hơn thua thành thói quen có thể khiến hôn nhân đổ vỡ.

Vậy nên, đàn ông đừng hèn hạ đến mức muốn hơn thua, đố kỵ với vợ mình. Có tranh cãi, đừng nhất định phải có người thắng người thua. Nhường cô ấy một câu, cô ấy sẽ tự khắc cảm kích mà thay đổi.

Đàn ông đừng tự cho mình cái quyền là trụ cột gia đình mà bắt vợ răm rắp nghe lời, làm theo ý. Nếu ngoài xã hội cô ấy được yêu quý, trong công việc cô ấy được trọng dụng, có cơ hội thăng tiến cũng đừng vì sợ thua thiệt mà kèn cựa, hãy ủng hộ nhau, cùng nhau cố gắng để xây dựng tổ ấm.

Ai cũng có tật xấu, không ai là hoàn hảo, nhưng thay vì chấp nhặt, soi mói, chỉ trích nhau, hãy giúp nhau nhận ra để sửa lỗi, để hoàn thiện, để trưởng thành hơn mỗi ngày. Ở ngoài xã hội, hơn thua với người đời là điều bình thường. Nhưng khi ở nhà, đàn ông mà muốn sống chết hơn thua với vợ thì chỉ là người đàn ông thất bại.

Suy cho cùng đàn ông tài giỏi đến mức nào cũng nên nhường nhịn vợ một chút. Trong hôn nhân, không có gì là mất mặt, không có gì là đáng xấu hổ khi nhẫn nhịn người bạn đời. Người đàn ông biết cách lấy lòng và yêu chiều vợ mới là người khôn ngoan. Vợ là người vì yêu thương chồng mà hy sinh mọi thứ, đừng xem vợ là kẻ thù, là đối tượng để nhất định phải chiến thắng, hơn thua.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.