Kỳ V: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

GD&TĐ - Nettie Stevens đã làm nên một bước nhảy vọt trong khoa học, khi bà chứng minh rằng giới tính không được quyết định bởi các yếu tố môi trường. 

Kỳ V: Những tên tuổi khoa học bị lãng quên

Nhiễm sắc thể xác định giới tính

Thông qua các nghiên cứu sâu bướm và một số vi khuẩn biển, bà đã phát hiện ra rằng, có những nhiễm sắc thể giới tính đặc biệt, có khả năng kích thích sự phát triển của hormone xác định giới tính, vốn diễn ra một cách phổ biến ở nhiều loài khác nhau.

Stevens là một học giả cực kỳ thành công, từng tốt nghiệp đại học ở thời mà việc phụ nữ nghiên cứu khoa học là vô cùng hiếm hoi. Bà cũng sở hữu bằng thạc sĩ trong ngành sinh học, sau đó du học tại Đức và lấy bằng tiến sĩ năm 2003.

Chính người giám sát của Stevens đã cản trở, khiến bà không được công nhận khám phá của mình. Thời đó, nhiều người không nhìn nhận tài năng của Stevens một cách nghiêm chỉnh, chỉ vì bà là một phụ nữ. Họ phớt lờ các phát hiện và ý tưởng của bà. Công trình của bà chỉ được công bố như đề án của một sinh viên tốt nghiệp. Stevens đã qua đời vì ung thư vú năm 2012 và không bao giờ nhận được học vị tiến sĩ. Những người giám sát của Stevens thừa hưởng hầu hết thành quả từ công trình nghiên cứu của bà.

Thành phần sao Chổi

Cecilia Payne - Gaposchkin là một trong những nhà thiên văn nổi tiếng nhất lịch sử. Trong luận án tiến sĩ công bố năm 1925, bà đã xác định thành công các hợp phần của sao Chổi. Tuy nhiên, đây cũng là một câu chuyện buồn về một người phụ nữ đã bị gạt tên ra khỏi công trình của chính mình.

Trong luận án, Payne - Gaposchkin kết luận rằng các ngôi sao được cấu tạo chủ yếu từ hydrogen và helium. Tuy nhiên, ý tưởng này bị Henry Norris Russel phản đối kịch liệt. Nhà khoa học tin rằng các ngôi sao được cấu tạo từ cùng các vật chất như Trái đất. Tất nhiên, thời gian đã cho phép Payne - Gaposchkin chứng minh rằng bà hoàn toàn đúng.

Thời điểm đó, ĐH Harvard không cấp bằng tiến sĩ cho phụ nữ, nên Payne - Gaposchkin đã nhận tấm bằng tương đương trong lĩnh vực thiên văn học của Trường ĐH Radcliffe. Đồng nghiệp của bà miêu tả luận án của Payne - Gaposchkin “là luận án tiến sĩ sáng chói nhất trong lĩnh vực thiên văn học”. Payne - Gaposchkin không được nhận danh hiệu giáo sư cho đến tận năm 1956, khi Trường ĐH Harvard mở rộng đón chào nữ giới.

Khi còn sống, các công trình nghiên cứu khoa học uy tín bà chỉ được xuất bản dưới một cái tên đàn ông. Còn cái tên Payne - Gaposchkin chỉ thật sự xuất hiện sau khi bà đã qua đời. Mặc dù là một giáo sư tham gia giảng dạy nhiều lứa sinh viên, nhưng ĐH Harvard cũng không công bố các công trình của bà trong catalog của nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…