Kỹ thuật mới chữa lành vết loét do tiểu đường

GD&TĐ - Để tránh cho bệnh nhân bị đoạn chi một cách oan uổng, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Purdue ở bang Indiana (Mỹ) đã nghiên cứu chế tạo một miếng lót giày 2 lớp từ polydimethylsiloxane, một loại silicon. Lớp dưới cùng của nó là nơi chứa oxygen, trong khi lớp trên được thiết kế bằng laser để oxygen xuyên qua dễ dàng tại điểm có vết loét ở bàn chân.

Kỹ thuật mới chữa lành vết loét do tiểu đường

Đái tháo đường được xem là một trong những “đại dịch” của nhân loại trong thế kỉ 21 vì nó gây ra cho người bệnh những biến chứng nguy hiểm. Theo Hiệp hội y học chữa bệnh chân của Mỹ, có gần 15% bệnh nhân tiểu đường ở nước này phát triển các vết loét mạn tính ở chân. Những vết loét thông thường là do đường huyết cao gây tổn hại các dây thần kinh, làm mất cảm giác đau từ ngón chân hoặc bàn chân.

Đây là dạng biến chứng thần kinh ngoại biên xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt ở những bệnh nhân lưu thông máu kém. Nó bắt đầu với các dây thần kinh dài nhất cho nên chân và bàn chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là bàn tay và cánh tay.

Khi các vết loét phát triển, bệnh nhân thậm chí không cảm giác gì hoặc không chú ý cho đến thấy máu chảy ra. Không có cảm giác đau, các cú va chạm với vật dụng chung quanh thường không gây chú ý nơi người bệnh khiến những mô da bị vỡ hình thành loét. Nhiều đường trong máu cùng với da khô như một hậu quả của tiểu đường, làm chậm tiến trình chữa lành vết loét. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cuối cùng bị mất ngón chân, bàn chân hoặc cả cẳng chân.

Ý tưởng của sản phẩm này là người mang đi bộ suốt ngày, đặt áp lực lên miếng lót, lúc đó oxygen xuyên qua từ lớp trên sẽ liên tục bị đẩy ra từ lớp cuối cùng vào mô đang thiếu oxygen của vết loét, giúp tiến trình làm lành nhanh hơn. Ngay cả khi ngồi, chân của bệnh nhân vẫn có thể ép xuống đế để đưa oxygen vào vết thương.

“Một trong những cách làm lành những vết thương này là cung cấp oxygen cho chúng”, Babak Ziaie, giáo sư điện và kỹ thuật vi tính tại ĐH Purdue nói, “Chúng tôi tạo ra một hệ thống phóng thích oxygen suốt ngày để bệnh nhân có thể di chuyển nhiều hơn”.

Dựa trên mô phỏng, người ta ước tính rằng nguyên mẫu hiện có có thể cung cấp oxygen dưới sức ép của một người nặng từ 53 đến 81kg trong ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Điều này cho thấy tính thấm của miếng lót có thể được điều chỉnh để thích ứng với các bệnh nhân có trọng lượng khác nhau.

Và trong khi nguyên mẫu được tạo ra từ một khuôn qua tiến trình gia công được hỗ trợ bằng laser, các nhà sáng chế hy vọng các đế giày này có thể được in bằng kỹ thuật 3D cho từng cá nhân dựa trên các bức ảnh của lòng bàn chân của họ. Những bệnh nhân này sau đó vẫn di chuyển và đi làm những công việc hằng ngày, trong khi các vết loét vẫn tiếp tục được xử lý. Trái lại, liệu pháp oxygen bội áp truyền thống thường yêu cầu họ bất động trong một thời gian dài. 

Nhóm nghiên cứu hiện nay đang tìm kiếm các đối tác để hợp tác nhằm thương mại hóa sản phẩm. Trong khi đó các thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tiểu đường vẫn đang tiếp tục.

Theo Newatlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.