(GD&TĐ) – Kỳ thi ĐH ở Trung Quốc 2012 vừa kết thúc, tuy nhiên, nhiều người cho rằng đề thi môn văn khá lạ lùng, trong khi đó một số người khác cho rằng nó mang tính nhân văn.
Môn Văn được xem là môn thi nặng nhất trong kỳ thi được tổ chức vào ngày 7 và 8 tháng 6 hàng năm ở Trung Quốc. Ngay sau khi buổi thi Văn kết thúc, nhiều câu hỏi được đặt ra và là chủ đề bàn luận của nhiều người.
Giám thị phát giấy làm bài thi ở một điểm thi tại Bắc Kinh, Trung Quốc |
“Tôi cho rằng tôi sẽ trượt nếu tôi thi ĐH năm nay” – một nhà quản lý IT 30 tuổi từ Trùng Khánh nói – “Có thể HS ngày nay giàu trí tưởng tượng hơn chúng tôi”.
Đề thi Văn năm nay ở Thiên Tân yêu cầu thí sinh viết một bài văn dựa trên cuộc nói chuyện giữa 2 chú cá về chất lượng nước.
Tuy nhiên, lạ nhất là câu hỏi trong đề Văn ở Sơn Tây, Hà Nam, Hắc Long Giang và một số tỉnh khác cùng dùng chung một đề. Theo đó, thí sinh được yêu cầu viết một bài văn dựa trên việc một người thợ sơn một chiếc thuyền mà anh ta phải sửa một lỗ hổng trên đó. Vì sự cố này mà người chủ thuyền đã đưa cho anh ta một khoản tiền lớn.
Người chủ thuyền nói: “Tôi nghĩ rằng những đứa con của tôi sẽ không bao giờ quay trở lại khi chúng đi ra biển trên chiếc thuyền này vì tôi biết có một lỗ thủng trên đó”
“Làm sao người chủ lại để những đứa con của ông ta dùng chiếc thuyền nếu ông biết nó có một lỗ thủng?” – nhiều người hỏi.
Nhiều thí sinh than phiền rằng với những thông tin trên, việc tìm ý tưởng để viết là rất khó trong khoảng thời gian có giới hạn.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhìn nhận đề thi theo cách khác. Jang Bo, một GV ở Hắc Long Giang nói rằng mặc dù chủ đề có thể không rõ ràng nhưng nó lại có chỗ cho trí tưởng tượng.
Ngoài ra, những chủ đề như thế cũng phản ánh rằng nhà nước đang chú ý hơn tới vấn đề giáo dục đạo đức cho HS.
“Ví dụ, câu chuyện anh thợ sơn thuyền, chúng ta có thể viết từ nhiều góc độ, bao gồm tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn và đáp trả lòng tốt của người khác” – ông Jang nói.
Nói chung, chủ đề của kỳ thi năm nay tập trung vào trách nhiệm xã hội, ông Zhang Jian, phó khoa Ngôn ngữ và văn học của ĐH Hong Kong nói.
Theo ông Jang Bo, mục đích khác của đề thi còn là khuyến khích khả năng tư duy, tuy nhiên nuôi dưỡng cách nhìn nhận đạo đức là yếu tố quan trọng nhất của đề thi.
Phương Hà (Theo Xinhua)
TIN LIÊN QUAN |
---|