Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tổng số người tị nạn và không còn nhà cửa hiện nay đang ở mức 65,3 triệu, tăng so với mức kỷ lục năm 2014 với 60 triệu người kể từ Chiến tranh Thế giới II. Làn sóng người nhập cư vào châu Âu trong năm 2015 đã tăng gần 10%, UNHCR nói thêm.
"Một điều chưa từng xảy ra, 65,3 triệu người trên thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Trong số đó có gần 21,3 triệu người tị nạn, hơn một nửa trong số người này dưới 18 tuổi", UNHCR cho biết báo cáo "Xu hướng toàn cầu" nhân kỷ niệm Ngày Tị nạn Thế giới năm 2015.
65 triệu người đang buộc phải rời bỏ nhà cửa trên toàn thế giới, phá vỡ tất cả các kỷ lục - Ảnh: Reuters.
Con số này cũng tăng 50% trong 5 năm qua, có nghĩa 13 người sống trên Trái đất thì lại có 1 người tị nạn ở nước ngoài, tị nạn ngay trên quê hương mình (IDP) hoặc đang chờ xin tị nạn.
"Những người tị nạn và người di cư đã vượt qua Địa Trung Hải và đến bên bờ biển châu Âu, thông điệp này cho thấy nếu các bạn không giải quyết những vấn đề, các bạn sẽ gặp phải chúng", người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi tuyên bố tại một cuộc họp báo.
“Thật đau đớn khi phải mất thời gian quá lâu để làm cho người dân ở các nước giàu hiểu rằng, chúng ta cần phải hành động, cần phải có những hành động chính trị nhằm ngăn chặn xung đột. Đó sẽ là biện pháp ngăn chặn quan trọng nhất với làn sóng người tị nạn".
Năm 2015, trung bình mỗi phút có 24 người phải rời bỏ nhà cửa, hay 34.000 người mỗi ngày. Con số này đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1997 và tăng 50% kể từ năm 2011, khi cuộc chiến tại Syria bùng phát.
Giao tranh tại Syria, Afghanistan, Burundi và Nam Sudan đã khiến con số này lên tới 21,3 triệu người, trong đó một nửa là trẻ em. Hơn một nửa số người rời bỏ quê hương đến từ ba quốc gia - Syria, Afghanistan và Somalia.
Với con số kỷ lục, 2 triệu đơn xin tị nạn mới, được nộp tại các nước công nghiệp giàu có vào năm 2015, báo cáo cho biết. Gần 100.000 trẻ em không có người đi cùng, cao gấp 3 lần năm 2014 và là mức cao kỷ lục thế giới. Trong những quốc gia phía Bắc, Đức nhận được đến 1/3 đơn xin tị nạn từ Syria, dẫn đầu với 441.900 đơn yêu cầu. Tiếp theo là Mỹ với 172.700 đơn – chủ yếu là từ các nước phía Nam, nơi có nhiều người chạy trốn khỏi các băng đảng và bạo lực liên quan đến ma túy.
Cao ủy cũng lo ngại rằng sự gia tăng của chủ nghĩa bài ngoại không may lại trở thành một đặc tính rất rõ nét trong môi trường mà chúng ta làm việc hiện nay.
"Rào cản gia tăng ở khắp mọi nơi - tôi không chỉ nói về những bức tường ngăn người tị nạn. Tôi đang nói về các rào cản pháp lý đang mọc lên, kể cả ở các nước trong thế giới công nghiệp được cho là một pháo đài của các nguyên tắc bảo vệ các quyền cơ bản liên quan đến tị nạn trong thời gian dài", ông Grandi cho hay.
Đối với thỏa thuận về ngăn chặn dòng người tị nạn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Grandi cũng đã chỉ trích khi mọi người tin rằng nó sẽ khiến dòng chảy người tị nạn kết thúc. "Thực tế, dòng chảy đó đã dừng lại nhưng không có nghĩa là vấn đề di dời đã kết thúc. Nó có thể chỉ kết thúc đối với một số quốc gia hiện không phải đối phó với nó nữa mà thôi", người đứng đầu UNHCR nói thêm.
Chương trình phân phối lại 160.000 người tị nạn từ Hy Lạp và Italy cho các quốc gia EU khác được không được tiến triển đúng như tiến độ. Số liệu của EU cho thấy, mới chỉ có 2.406 người được di dời.
Khi được hỏi về việc di dời bị đình trệ, "Không có kế hoạch B cho Châu Âu. Châu Âu sẽ tiếp tục nhận người tìm kiếm tị nạn. Hiện nay, ai cũng có phải có trách nhiệm chia sẻ vấn đề này", ông Grandi nói thêm,