Kỳ lạ loài cá sấu màu cam, sống ẩn dật trong hang sâu

Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên về một loài cá sấu lạ có màu cam, sống ẩn dật trong một hang động ở rừng mưa nhiệt đới tại Gabon.

Kỳ lạ loài cá sấu màu cam, sống ẩn dật trong hang sâu
Kỳ lạ loài cá sấu màu cam, sống ẩn dật trong hang sâu ảnh 1
Cá sấu sống trong hang động tình cờ được phát hiện 10 năm trước.

Mười năm trước, một nhóm các nhà khoa học đã đi thám hiểm vào rừng mưa nhiệt đới ở Gabon và mạo hiểm vào hang động Abanda. Trong không gian đen tuyền, bị dơi tấn công, các nhà khoa học đã hốt hoảng khi đối mặt với một sinh vật đáng sợ  hơn với đôi mắt to sáng và vảy màu cam. Đó là một con cá sấu có màu cam kì lạ.

Đã 10 năm qua, việc cá sấu rất hiếm khi sống trong hang động nhưng lại xuất hiện ở Gabon với màu vàng lạ khiến các nhà khoa học tò mò. Sau khi phát hiện con đầu tiên, các lần thám hiểm sau các nhà khoa học khi đi sâu vào trong hang khoảng 600 mét thì phát hiện thêm khoảng 9 cá thể khác, sống cùng trong hang tối với môi trường rất khắc nghiệt.

Theo các nhà khoa học, loài cá sấu này sống trong hang không có ánh sáng, chỉ có dơi và nguồn thức ăn hạn chế. Điều đáng chú ý, có một số con cá sấu bị mắc kẹt bên trong các khe hẹp của hang hoặc bị "rơi" xuống các hố sâu mà không thể thoát ra được.

Trong suốt 10 năm qua, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc thám hiểm đến hang động Abanda trong nỗ lực để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những con cá sấu kì lạ tại đây.

Kỳ lạ loài cá sấu màu cam, sống ẩn dật trong hang sâu ảnh 2
Hiếm khi cá sấu ra khỏi hang...

Được biết, cá sấu hang Abanda một loài thuộc bộ cá sấu lùn châu Phi. Đây cũng là loài cá sấu nhỏ nhất thế giới, với chiều dài trung bình chỉ 1,5 mét. Những con cá sấu này có đầu rộng, thị lực kém và màu da cam khác lạ.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời chính xác về lý do vì sao loài cá sấu này sống trong hang. Có lẽ chúng thích dơi hay chỉ là do bị mắc kẹt trong đó - câu hỏi này vẫn còn là bí ẩn.

Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.