Kỳ IV: Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ

GD&TĐ - Người thừa kế độc quyền của đế chế xuất bản Hearst là Patty Hearst đã bị một tổ chức khủng bố tự xưng là Quân giải phóng Symbionese (SLA) bắt cóc năm 1974. 

Kỳ IV: Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ

Patty Hearst

Một phần cơ hội tạo nên vụ bắt cóc là do cô sống ngay gần nơi ẩn náu của SLA. Theo lời khai của những kẻ bắt cóc, sau khi bị bắt, ý đồ ban đầu của nhóm là để gây áp lực, đồng thời sử dụng ảnh hưởng chính trị của gia đình Hearst để giải phóng 2 thành viên SLA bị bắt vì đã sát hại vị thống đốc đầu tiên của Oakland Marcus Foster.

Đối mặt với việc thất bại trong nỗ lực nhằm đòi tự do cho những người bị bắt giam, SLA đã chuyển hướng, đòi gia đình họ phải phân phối 70 USD thực phẩm cho mỗi người dân nghèo California. Ước tính tổng số tiền sẽ lên tới khoảng 400 triệu USD.

Đáp lại, cha của Hearst đã thu xếp vay một khoản tiền và hiến tặng số thực phẩm trị giá 2 triệu USD cho người nghèo. Tuy nhiên, sự phân phát quà trở nên hỗn loạn, các cuộc thương lượng giữa gia đình Hearst và nhóm khủng bố đã dừng lại. SLA từ chối không thả Hearst.

Nhóm khủng bố này đã quay ra sử dụng con tin của họ làm công cụ tuyên truyền mục tiêu “đấu tranh” của họ là “giải phóng những người bị áp bức trên thế giới” và “lật đổ nhà nước tư bản”. Hearst nhớ lại rằng cô đã bị tra tấn, bị nhốt trong… tủ quần áo suốt 57 ngày. Trong nhiều ngày dài, cô bị đánh đập, tẩy não và lạm dụng.

Nghĩ rằng không còn sự lựa chọn nào khác, Hearst đành gia nhập nhóm và tham gia các hoạt động của nhóm. Trong một vụ cướp ngân hàng mà Hearst tham gia, cô ném súng đi và trốn đến một căn hộ ở California gần Disneyland, trong khi nhiều lãnh đạo cao cấp của nhóm bị giết trong một trận hỏa hoạn phá hủy ngôi nhà an toàn của họ.

FBI đã phát lệnh truy tìm Hearst và các thành viên còn lại của nhóm và cuối cùng đã tìm thấy những người này ở San Francisco. Khi bị bắt và bị còng tay, Hearst vẫn mỉm cười. Hình ảnh này đã được các phóng viên ghi lại, khiến nhiều người hoang mang rằng liệu sự thay đổi của Hearst từ một con tin vô tội sang phía những kẻ khủng bố có phải là sự bắt buộc hay cô thật sự tự nguyện vì đã bị tẩy não. Hearst bị kết tội và bị tuyên án 7 năm tù, nhưng chỉ phải ngồi tù 2 năm.

Khi được trả lại tự do, Hearst trở thành một diễn giả, diễn viên. Cô lập gia đình và sinh con, nhưng những câu hỏi về sự trung thực của cô vẫn còn đó. Liệu Hearst là một con tin không may bị bọn khủng bố tẩy não, hay một cô gái bé nhỏ giàu có đã làm chủ tình thế và hưởng lợi từ những lựa chọn “giật gân” của mình?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).