Kỳ IV: Những án oan động trời

GD&TĐ - Có lẽ Medhanie Yehdego Mered là một trong những kẻ đáng khinh ghét nhất trong thế giới hiện đại. 

Kỳ IV: Những án oan động trời

Là một trùm buôn người ở khu vực Địa Trung Hải, hắn chính là kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ đắm tàu Lampedusa năm 2013, khiến hơn 360 di dân đã thiệt mạng ở ngoài khơi bờ biển nước Ý.

Vụ đánh tráo danh tính nực cười

Mùa hè năm 2016, thành Rome đã dẫn độ Medhanie Yehdego Mered tới Eritrea (một quốc gia châu Phi, giáp Sudan về phía Tây, Ethiopia về phía Nam và Djibouti về phía Đông Nam) để xét xử.

Ít nhất, đó là những gì mà người Ý tuyên bố đã thực hiện. Trong thực tế, tất cả những bằng chứng đều cho thấy họ đã dẫn độ nhầm người.

Thậm chí, kẻ ra trước tòa hoàn toàn chẳng giống Mered chút nào. Tòa án Eritrea đã xác minh người được chính phủ Ý dẫn độ về nước này là Medhanie Tesfamariam Berhe, một nông dân chân chất.

Người này cũng mang theo người giấy tờ mang tên Berhe. Những người còn sống sót trên con tàu Lampedusa cũng xác nhận đó không phải là Mered.

Thậm chí vợ Mered cũng không nhận đó là chồng mình. Điều nực cười hơn cả là trang Facebook cá nhân của Mered vẫn liên tục đăng tải những hình ảnh của nhân vật này trong các bữa tiệc, sau cả khi nhân vật này được cho là đã bị bắt!

Vụ việc này vẫn chưa được giải quyết, tuy nhiên, ngày 17/1/2017, quân cảnh Ý đã mở một cuộc điều tra xem liệu có phải họ đã bắt nhầm người hay không. Câu trả lời được đoán trước có lẽ vẫn là: “Không”.

Chết hụt vì án oan

Năm 1984, Kirk Bloodsworth bị bắt với tội danh tấn công và sát hại một bé gái 9 tuổi ở bang Maryland. Các nhân chứng miêu tả tội phạm cao khoảng 1m9, gày, có râu, tóc quăn màu vàng.

Đó là một vụ việc nghiêm trọng và đã được giải quyết khá nhanh gọn, ngoại trừ một vấn đề. Người bị bắt là Bloodsworth, cao 1m8, râu ria được cạo nhẵn nhụi, tóc đỏ và cực kỳ to béo. Mặc dù vậy, các nhân viên hành pháp Maryland vẫn đưa người này ra xét xử. Bloodsworth bị kết án tử hình.

Tình cờ, cảnh sát Maryland lại bắt giữ một người khác ngoại hình giống hệt miêu tả của các nhân chứng trong vụ án trước, cũng với tội danh tấn công trẻ em và giết người.

Tuy nhiên, không một ai mảy may so sánh hai người bị bắt với nhau. Bloodsworth chỉ được tự do sau một xét nghiệm DNA vào năm 1992, cho thấy ông không phải là kẻ giết người. Ông là tử tù đầu tiên được minh oan trong lịch sử nước Mỹ.

Lệnh trình báo kỳ quặc

Đối với công dân Anh John O’Neil, có lẽ cuộc đời chẳng có mấy niềm vui. Sau khi bị bắt vì tội tấn công tình dục, người này đã được tòa phán quyết là người rất nguy hiểm, không được phép đến gần bất kỳ người phụ nữ nào.

Theo đó, khi ra tù, O’Neil buộc phải báo cáo với cảnh sát trước 24 giờ nếu có ý định… “quan hệ” với phụ nữ. Nếu đối với một tội phạm tấn công thực sự, thì cách quản thúc này cũng chẳng có gì quá đáng, nhưng điều đáng nực cười là một phiên tòa khác đã xóa bỏ hoàn toàn các tội danh cho O’Neil.

Anh được tuyên bố vô tội. Mặc dù vậy, yêu cầu phải thông báo với cảnh sát trước 24 giờ mỗi khi có ý định “hành sự” vẫn không được xóa bỏ, và tòa án nước Anh dường như chẳng mảy may quan tâm đến việc xóa bỏ yêu cầu kỳ quặc này đối với Orwellian.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.