Kỳ III: Những cuộc đảo chính thảm khốc do Mỹ chống lưng

GD&TĐ - Năm 1915, sau 4 năm liên tiếp khủng hoảng chính trị, chính phủ Mỹ nhìn nhận vấn đề người dân bản địa ở Haiti là một vấn đề cần giải quyết và chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực. 

Kỳ III: Những cuộc đảo chính thảm khốc do Mỹ chống lưng

Cuộc chiến Caco đầu tiên

Vilbrun Guillaume Sam, một nhà độc tài khét tiếng với những vụ hành quyết chính trị, đã bị lật đổ bởi cùng một lực lượng từng đứng sau 6 cuộc đảo chính trước đó.

Đó là lực lượng dân binh gồm những người nông dân, được gọi là cacos. Đối mặt với nguy cơ ngày càng khó đòi các khoản nợ ở đây, Pháp, Anh, Đức và Mỹ cùng gửi quân đội đến Haiti.

Các lực lượng Mỹ đổ bộ đầu tiên và đối mặt với sự kháng cự rất yếu ớt. Quan điểm dân túy đã góp phần làm nổ ra cuộc đảo chính mới nhất, còn lực lượng cacos thì không muốn mất đi những gì họ đã có trong quá khứ.

Một cuộc chiến du kích ngắn ngủi được gọi tên là Cuộc chiến Caco đầu tiên đã diễn ra trong vài tháng, cho đến khi lực lượng Hải quân Mỹ tấn công cảng Riviere, cứ điểm mạnh cuối cùng của cacos.

Một chính trị gia thân Mỹ tên là Philippe Sudre Dartiguenave đã nắm quyền kiểm soát đất nước này và tại vị đến năm 1922. Lực lượng Mỹ tiếp tục ở lại Haiti đến năm 1934, khi Tổng thống Roosevelt chuyển giao quyền lực cho lực lượng quân đội Garde d’Haiti.

Chiến dịch Just Cause

Năm 1989, nhà lãnh đạo Panama Manuel Noriega (bị Mỹ lên án là độc tài) đã cầm quyền được 6 năm, với nhiều hỗ trợ cho CIA trong nhiều chiến dịch quân sự bí mật ở khu vực châu Mỹ Latinh, nhưng ông này cũng bị chính CIA cáo buộc thường xuyên buôn lậu cocain.

Đến năm 1986, khi được cho là đã “hết hạn sử dụng”, Manuel Noriega bị báo cáo là điệp viên nhị trùng. Vài năm sau, Noriega bị một tòa án Mỹ xét xử và kết tội buôn lậu ma túy. Những liên quan của Noriega với CIA chỉ được tiết lộ sau nhiều scandal, trong đó có vụ Iran-Contra.

Chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu năm 1989 ở Panama thuộc về Guillermo Endara, nhà lãnh đạo của Liên minh Dân chủ chống Noriega thuộc phe Đối lập dân sự. Giận dữ bởi đối thủ đã vượt qua mình một cách ngoạn mục, Noriega tuyên bố hủy cuộc bầu cử và khẳng định mình mới là người lãnh đạo thực tế của đất nước.

Trước tình trạng rối loạn này, dư luận gây áp lực đối với chính phủ Mỹ về sự mềm yếu trước tội phạm ma túy và sự gia tăng của các mối đe dọa đối với người Mỹ sống tại Haiti.

Với lý do này, ngày 20/12 cùng năm, quân đội Mỹ đổ bộ vào nhiều điểm khác nhau, với ý định chiếm các điểm quan trọng mang tính chiến lược.

Mặc dù đã đầu hàng, nhưng do áp lực ngoại giao từ Vatican, Noriega vẫn bị bắt tại văn phòng của Vatican ở thành phố Panama. Sau biến cố này, Endara mới được tuyên thệ nhậm chức.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.