Kỳ II: Những điều NASA không muốn nói

GD&TĐ - Các nhà du hành vũ trụ đều phải có những kỹ năng cao cấp trong các lĩnh vực như chế tạo máy, sinh học, toán học, khoa học vật lý, cơ học, thậm chí cả hoa tiêu học hay bất kể những lĩnh vực nào có liên quan tới nhiệm vụ của họ. 

Kỳ II: Những điều NASA không muốn nói

Khước từ bảo hiểm cho các nhà du hành vũ trụ tàu Apollo

Điều đó cũng dễ dàng lý giải cho việc họ cần có một quá trình học tập, làm việc lao lực, đồng thời gánh vác một trách nhiệm nặng nề. Chính vì thế, ngoài mức lương cao đáng ngưỡng mộ, theo logic, họ cũng nên có một mức bảo hiểm tương ứng.

Tuy nhiên, thực tế đôi khi diễn ra hoàn toàn trái ngược. Vào những tháng chuẩn bị cho chuyến bay của tàu Apollo 11, Neil Armstrong và đội bay của mình đã ký vào hàng trăm văn bản khác nhau, nhưng đáng ghi nhận nhất là những chiếc phong bì được ký và đánh dấu những mốc ngày tháng quan trọng.

Khi các khoản chi trả trong lĩnh vực bảo hiểm của NASA lâm vào tình trạng thiếu hụt, các nhà du hành vũ trụ gửi những chiếc phong bì đã được ký sẵn này cho gia đình và bạn bè, để họ có thể bán chúng đi trong trường hợp các nhà du hành gặp hiểm họa trong chuyến bay.

Hành động này của họ cũng được bảo hiểm rõ ràng, theo một số báo cáo cho thấy NASA đã sẵn sàng một kế hoạch thay thế nhằm cắt đứt thông tin liên lạc với Apollo 11 trong trường hợp các nhà du hành mắc kẹt trên mặt trăng. Thậm chí Nixon còn có cả một bài phát biểu được viết sẵn để chuẩn bị cho tình thế này.

Ngay cả một dịp gần đây, năm 2003, NASA cũng không có một chế độ đặc biệt nào cho các nhà du hành vũ trụ. Khi con tàu Challenger bị nổ tung giữa đêm, gia đình của những người thiệt mạng được chi trả theo mức bảo hiểm trọn đời từ phía chính phủ, nhưng chỉ có vậy, không hơn.

Tuy nhiên, trong xu hướng lượng khách “thám hiểm vũ trụ” tăng cao, một số công ty tư nhân đã sẵn sàng chi trả bảo hiểm cho những chuyến đi “vượt qua trọng lực Trái đất” cho du khách.

Không phải lúc nào các du hành gia cũng có chuyến “hồi hương” mãn nguyện

Các chương trình vũ trụ của NASA luôn cực kỳ phức tạp và khó khăn. Trong nhiều thập kỷ chuẩn bị về kiến thức và cá nhân, các ứng viên còn được yêu cầu rất đặc biệt về thể lực. Đó là chưa kể đến các cuộc thi thố cạnh tranh đến mức điên cuồng.

Kể từ khi chương trình vũ trụ của NASA bắt đầu, đã có khoảng hơn 250 người tham gia, trong đó để đáp ứng được hết các chỉ tiêu thì chỉ có khoảng 0,8 phi hành gia có cơ hội.

Có thể nói đây là một trong những ngành nghề khắt khe nhất thế giới. Thêm vào đó, việc huấn luyện trước chuyến bay hoàn toàn không đơn giản.

Sau khi tàu Apollo 11 trở về, Buzz Aldrin đã rất khó khăn để hòa nhật với cuộc sống thường nhập. Ông đã rời khỏi NASA, ly dị, tái hôn, lại ly hôn, đồng thời chịu nhiều cơn trầm cảm và nghiện rượu, mang tiếng xấu trong lực lượng không quân và cuối cùng dừng lại trong vị trí nhân viên bán ô tô Cadillac.

Thậm chí ông cũng không thể hoàn thành tốt vai trò này: Ông đã không thể bán được một chiếc xe nào trong 6 tháng cuối cùng khi làm nhân viên bán ô tô.

Một du hành gia vũ trụ khác cũng gặp định mệnh tương tự. Khi trở về với cuộc sống thường nhật, Lisa Nowak từng bị bắt vì tội âm mưu giết người do tấn công một tình địch.

Còn Jim Irwwin, một phi hành gia khác, thì dành cả cuộc đời còn lại để truy tìm “con tàu Noah” trong Kinh thánh, vì nghĩ rằng mình đã nhận được trọng trách đặc biệt này trong lần “lên thiên đàng” trên tàu vũ trụ. Một kỹ thuật viên tàu vũ trụ khác sau khi hoàn thành sứ mệnh đặc biệt trên không trung thì viết và xuất bản hàng loạt cuốn sách về trạng thái “mê ly” nào đó mà ông từng chứng nghiệm…

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.