Người ngay chẳng may… chết đứng
Thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Năm 1986, Derrick và Duane Moo You bị hành hình theo kiểu băng nhóm tại một khách sạn ở Miami.
Sau vụ việc, công dân Anh Kris Maharaj đã bị bắt. Có tới 6 nhân chứng đáng tin cậy xác minh rằng trong thời điểm xảy ra án mạng, Maharaj có mặt tại một địa điểm cách nơi hiện trường vụ án 30 dặm. Mặc dù vậy, thẩm phán điều khiển phiên tòa vẫn phán quyết án tử với nghi phạm này.
Thực tế, anh em nhà Moo Young có liên hệ mật thiết với các đường dây buôn bán ma túy Colombia. Hai kẻ cộm cán này đã xung đột và xúc phạm một người tên là Pablo Escobar mà không hay biết đó là một trùm ma túy.
Vài năm sau phiên tòa xử Maharaj, hai kẻ từng là tay súng trong băng nhóm Medellin của Escobar đã thú nhận rằng chính họ đã ra tay hạ sát hai anh em Moo Young theo lệnh của Escobar.
Bản thân Escobar cũng thừa nhận đã chỉ thị cho đàn em thực hiện vụ việc này. Chỉ đến lúc này, nhân chứng quan trọng nhất chống lại Maharaj mới chịu thay đổi lời chứng của mình. Viên thẩm phán kết tội Maharaj đã bị bắt với tội danh nhận hối lộ.
Công lý xuất hiện quá muộn màng. Lệnh xử tử Maharaj được đình chỉ, tuy nhiên nhân vật này vẫn phải ngồi tù một thời gian quá dài.
Bị bắt vì tải tài liệu khủng bố từ… trang web chính phủ
Khi Rizwaan Sabir tải về một file có tên “Sổ tay huấn luyện của al-Qaeda”, có lẽ người này không thể ngờ rằng cảnh sát sẽ đến gõ cửa nhà mình, chẳng cần quan tâm đến việc Sabir là một nghiên cứu sinh đang nghiên cứu về chống khủng bố tại ĐH Nottingham (Anh), cũng chẳng cần biết rằng thư viện trường ĐH này cũng có hẳn một bản in của tài liệu này.
Những người đã bắt Rizwaan Sabir càng chẳng quan tâm đến việc anh đã tải tài liệu này trên một trang web của chính phủ Mỹ.
Sự thật là “những tài liệu khủng bố” mà Sabir đã tải về là một phần chú giải của một tài liệu có thể được tự do truy cập trong các trang web của chính phủ Mỹ.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là các tài liệu này được thiết kế và đăng tải trên mạng nhằm giúp đỡ các sinh viên nghiên cứu về chống khủng bố có thể phát triển các chiến lược mới chống lại mối đe dọa khủng bố. Đó cũng là những gì mà Sabir đang theo đuổi. Vậy mà nghiên cứu sinh này đã bị bắt với tội danh tàng trữ tài liệu khủng bố.
Sabir đã bị giam suốt 1 tuần tại một nhà tù Anh, cho đến khi các nhà chức trách nhận ra rằng vụ bắt giữ là một sai lầm. Mặc dù sau đó, Sabir được bồi thường 20.000 bảng cho các thiệt hại của mình, nhưng cảnh sát Nottingham phớt lờ việc thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm.
(Còn tiếp)