Kỳ I: Những án oan động trời

GD&TĐ - Bị bắt oan luôn là điều bất hạnh khủng khiếp giáng xuống những người vô tội. 

Kỳ I: Những án oan động trời

Một người hiền lương khó có thể tưởng tượng được rằng một ngày nọ, trên đường đi làm, bỗng bị túm lại và nhét lên chiếc xe cảnh sát. Mặc dù trên thế giới, án oan không chiếm tỷ lệ lớn trong ngành tư pháp, nhưng không phải là quá hiếm gặp.

Kẻ khủng bố “Salad”

Giai đoạn sau vụ khủng bố 11/9 là thời điểm diễn ra nhiều vụ bắt giữ sai lầm nhất ở Mỹ. Hàng trăm người vô tội đã “khoanh vùng” như những kẻ khủng bố tiềm tàng. Mặc dù vậy, trong đại đa số các vụ bắt lầm người, sai lầm của CIA vẫn có thể biện minh nhờ nhiều lý do.

Tuy nhiên, không thể lý giải nổi vì sao CIA lại có thể nhầm lẫn đến vậy trong vụ bắt giữ cậu bé 14 tuổi Mohammed Al-Gharani ở Pakistan. Mohammed Al-Gahrani suýt nữa sẽ phải ngồi tù 14 năm, chỉ vì một từ dễ gây nhầm lẫn: “Salad”.

Trường hợp của Al-Gahrani chẳng khác nào cốt truyện của một bộ phim hài nhưng đi kèm với những trò tra tấn dã man. Mohammed nói tiếng Ả-rập Xê-út, còn phiên dịch của CIA lại là người Yemen.

Các nhân viên điều tra đã hỏi Mohammed rằng liệu cậu bé có biết nơi cất giữ một số lượng lớn “zalat” hay không và có phải cậu có rất nhiều “zalat” ở nhà tại Pakistan không. Trong tiếng Ả - rập của người Yemen, “zalat” nghĩa là tiền. Trong tiếng Ả-rập Xê-út, từ đó nghĩa là “salad”.

Mohammed nghĩ rằng chắc hẳn cậu đã trót truy cập vào một trang web đen nào đó, vì thế nên các nhân viên CIA đang thực sự muốn cậu cung cấp thông tin về salad. Mohammed thừa nhận ở nhà cậu có tới hàng tấn “zalat”, thậm chí còn cung cấp các địa điểm ở Pakistan để nhân viên CIA có thể tới lấy “zalat” vào bất kỳ lúc nào.

Với những thông tin này, CIA quả quyết họ đã túm được một kẻ cung cấp tài chính cho al-Qaeda và đưa cậu tới Gitmo. Phải mất 11 năm sau, người ta mới nhận ra sai lầm này và Mohammed mới được giải oan.

Thành viên Al-Qaidah

Nếu bị CIA bắt giữ và thẩm vấn về việc có biết tới tổ chức al-Qaeda hay không, chắc hẳn hầu hết mọi người đều sẽ trả lời: “Không”. Nhưng điều đó là bởi hầu hết chúng ta không ai biết tới một thị trấn nhỏ có tên Al-Qaidah ở Yemen.

Trường hợp của Emad Hassan lại khác. Anh sinh ra và lớn lên ngay ngoại ô thị trấn này. Chính vì thế, khi bị CIA bắt giữ sau vụ khủng bố 11/9 và được hỏi cùng câu hỏi, câu trả lời của Hassan là: “Có”. Bi kịch đến với người thanh niên Yemen này từ đây.

Trong suốt quá trình thẩm vấn, Hassan nhắc đi nhắc lại nhiều lần với các nhân viên điều tra Mỹ rằng anh biết rất rõ Al-Qaidah. Hassan nói rằng Al-Qaidah là nơi duy nhất mà anh cảm thấy như ở nhà.

Anh cũng thổ lộ mong ước được trở lại Al-Qaidah ngay lập tức. CIA không thể tưởng tượng được có một kẻ khủng bố nào lại ngang nhiên và công khai thừa nhận mọi chuyện nhanh chóng đến như vậy.

Chỉ vì sự nhầm lẫn này mà Hassan đã bị ném vào nhà tù khét tiếng tại vịnh Guantanamo suốt 13 năm. Chỉ đến khi các luật sư chịu trách nhiệm xem xét lệnh ân xá cho các tù nhân đã chỉ cho CIA thấy thị trấn Al-Qaidah trên bản đồ Google, họ mới nhận ra rằng đã phạm phải một sai lầm nực cười mà chết người!

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.