Kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XV: Nóng chuyện “ôm nợ” dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

GD&TĐ - Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là “chủ đề nóng” tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XV diễn ra sáng 8/7. Đây là vấn đề được cử tri và nhân dân Thủ đô đặc biệt quan tâm khi dự án đã 8 lần lỡ hẹn khai thác thương mại.

Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội dự kiến diễn ra từ ngày 8 - 10/7
Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội dự kiến diễn ra từ ngày 8 - 10/7

Để vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản báo cáo HĐND thành phố về khoản vay 98 triệu USD (khoảng 2.300 tỉ đồng). Theo báo cáo trên, dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng, tương đương 868,04 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là hơn 13.867 tỉ đồng, tương đương 669,62 triệu USD, còn lại là phần đối ứng của Việt Nam.

Dự kiến giá trị vay lại được xác định khoảng 98,35 triệu USD, tương đương khoảng 2.306 tỉ đồng (theo tỉ giá tại thời điểm báo cáo là 1 USD = 23.450 VNĐ). Lãi suất cho vay lại là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay lại. UBND TP Hà Nội khẳng định, căn cứ vào số liệu dư nợ hiện nay và dự kiến đến 2020, việc vay lại dự án này với giá trị khoảng 2.306 tỉ đồng không làm vượt hạn mức vay nợ của thành phố.

Về phương án vay lại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hồ Vân Nga cho biết: Việc thành phố thực hiện vay lại phần vốn vay nước ngoài của dự án đã được Chính phủ chỉ đạo và được xác định trong phương án tài chính của dự án.

Phương án vay lại này được HĐND TP quyết nghị là căn cứ để cân đối nguồn lực và kế hoạch trả nợ theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Khoản vay lại không làm vượt hạn mức dư nợ hàng năm của thành phố và không tính vào bội chi ngân sách địa phương. Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với chủ trương thực hiện vay lại vốn vay nước ngoài theo chỉ đạo của Chính phủ như UBND TP Hà Nội trình.

Về việc đưa dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương, vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trong điều kiện cân đối các nguồn lực của TP hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn ODA cho dự án không vượt quá hạn mức vay nợ của TP; khả năng cân đối ngân sách TP để đáp ứng nhu cầu vốn đối ứng cho dự án phù hợp với dự kiến kế hoạch tài chính trung hạn của TP giai đoạn 2021 - 2025.

“Nội dung trình và ý kiến của HĐND TP là bước pháp lý ban đầu đáp ứng yêu cầu về hồ sơ trước khi Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án. Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất về việc cần sớm triển khai dự án và đề nghị HĐND TP chấp thuận việc triển khai dự án từ nguồn vốn vay của chính quyền địa phương (sử dụng từ nguồn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài)…”, bà Hồ Vân Nga thông tin.

Chủ đầu tư Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết, theo quy định của Luật Ngân sách, dự án chỉ được Chính phủ cấp phát kinh phí xây dựng, còn kinh phí vận hành khai thác của dự án tương đương khoảng 98 triệu USD sẽ do thành phố Hà Nội (đơn vị sử dụng) được bố trí nguồn vay để chi trả. Khi dự án đi vào hoạt động, TP Hà Nội sẽ bố trí nguồn hàng năm để trả dần cho ngân sách Trung ương. Khoản tiền này vẫn nằm trong tổng mức đầu tư của dự án. Đây là phần kinh phí sử dụng cho các hạng mục như hệ thống kiểm soát vé tự động, hệ thống thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy, toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ và một số thiết bị phụ trợ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.