Kỳ 4: Những cuộc vượt ngục ngoạn mục của tù binh chiến tranh

GD&TĐ - Tháng 1/1944, sau khi bị bắt, Reinhold Wilhelm Pabel được đưa đến một trại tù binh của Mỹ ở Norfolk, Virginia. Biết nói tiếng Anh, Reinhold khai rằng mình đang tham gia một vở kịch và chỉ là dân thường. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tù binh người Đức trốn thoát

Vào ngày 10/9/1945, Pabel mặc quần áo dân sự, bò dưới hàng rào, lẩn trốn trong các bụi cây và tìm đường xuống đường cao tốc.

Chỉ với hơn 10 đô la trong túi để dành được từ việc bán huy chương và các thiết bị của mình, Reinhold đã quá giang đến Chicago, đổi danh tính của mình thành Phillip Brick và nộp đơn xin an sinh xã hội chỉ 10 ngày sau khi trốn thoát. Reinhold đã làm nhiều công việc khác nhau như rửa chén, làm việc trong một khu chơi bowling và tại tờ báo Chicago Tribune.

Người tù chạy trốn đã đóng thuế thu nhập đầy đủ trong suốt sáu tháng sau khi trốn thoát. Vào ngày 9/3/1953, nhận thấy Reinhold có tên trong danh sách truy nã của họ, FBI đã theo dõi và lần theo dấu vết đến một hiệu sách mà anh ta hiện đang sở hữu. Bất chấp sự hỗ trợ về mặt pháp lý và tài chính từ bạn bè, anh ta đã bị trục xuất về cùng với người phụ nữ Mỹ mà anh ta đã kết hôn và những đứa con. Họ được phép trở lại Mỹ vào năm sau.

Nỗ lực đào thoát của người tù cụt chân

Bader gia nhập Lực lượng không quân Mỹ (RAF năm 1928 và bắt đầu thực hiện các phi vụ chiến đấu vào năm 1930. Tháng 12/1931, khi đang tập thể dục, anh bị tai nạn và mất cả hai chân. Mặc dù đã ở bên bờ vực của cái chết, nhưng kỳ diệu thay, anh đã hồi phục và tiếp tục luyện tập lại, vượt qua các chuyến bay kiểm tra và sau đó được phép hoạt động lại như một phi công. Mặc dù không có quy định nào áp dụng cho tình huống của Bader, nhưng anh đã nghỉ hưu vì lý do y tế.

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939, Douglas Bader trở lại RAF và được chấp nhận làm phi công. Anh đã giành được những chiến thắng đầu tiên trước Dunkirk trong Trận chiến Pháp năm 1940.

Sau đó, anh tham gia Trận chiến nước Anh, trở thành một người bạn và người ủng hộ của Phó Thống đốc Không quân Trafford Leigh-Mallory và các thí nghiệm “Cánh lớn” của ông. Douglas Bader cũng được đánh giá là một trong những phi công giỏi nhất của RAF, với 23 chiến thắng.

Vào ngày 9/8/1941, chiếc máy bay do anh lái bị một vụ va chạm giữa không trung ở Le Touquet, Pháp. Bader bị bắt khi chiếc dù của anh chạm đất. Khi bị bắt, người Đức đã bị sốc khi biết rằng phi công này không có chân, còn hai chân giả của anh cũng bị mất trong vụ va chạm máy bay.

Được đưa đến một bệnh viện ở St. Omer, Douglas đã thực hiện nỗ lực trốn thoát đầu tiên ngay khi một chân của anh được trả lại. Nỗ lực chạy trốn chỉ đưa anh đến một trang trại ở gần đó, sau đó anh bị bắt lại. Ngay sau đó, anh gặp và kết bạn với Adolf Galland, một phi công nổi tiếng của Đức.

Người Đức và đặc biệt là Lực lượng không quân Đức Luftwaffe, khá ấn tượng với phi công không có chân, đã thuyết phục được người Anh gửi cho Bader một chiếc chân giả thay thế qua airdrop.

Chuyển đến Stalag Luft VIIIB, Bader và 4 tù nhân khác đã thực hiện một nỗ lực trốn thoát, nhưng không thành, vì một viên phi công Luftwaffe đã đến thăm Douglas và nhận thấy anh đã mất tích nên đã báo động.

Người Đức khá xấu hổ khi một người đàn ông không có chân liên tục trốn thoát khỏi sự giam cầm của họ, cuối cùng đã chuyển anh đến Lâu đài Colditz, nơi dành cho các tù nhân có vấn đề. Mặc dù vậy, Bader vẫn tiếp tục thực hiện các nỗ lực trốn thoát cho đến khi Lâu đài được quân đội Mỹ giải phóng vào tháng 4/1945.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.