Xu hướng chọn ngành: Hấp dẫn ngành học ra trường dễ tìm việc

GD&TĐ -Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm 2018 cả nước có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trên tổng số 925.961 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia. Tổng số nguyện vọng xét tuyển là 2.750.444 (tăng 7,1 % so với năm 2017).

Các bạn trẻ đã thực tế hơn khi chọn ngành học
Các bạn trẻ đã thực tế hơn khi chọn ngành học

Nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, thí sinh đã có lựa chọn thực tế hơn khi đăng ký xét tuyển đại học. Vẫn cứ là xu hướng vào các ngành học hot, hứa hẹn có sự hấp dẫn nhiều hơn về việc làm sau tốt nghiệp.

Số liệu thống kê cho thấy, vẫn cứ như những năm trước ngoài các trường thuộc Bộ Công an và Quân đội, thì đào tạo dân sự có những nhóm ngành được thí sinh đăng ký xét tuyển đại học nhiều nhất thứ tự là: Kinh tế - Pháp luật - Khoa học xã hội & nhân văn trong đó Báo chí và Truyền thông được quan tâm hơn cả.

Thứ đến là các ngành khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường. Lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y… cũng được nhiều sự quan tâm của người học.

Theo tính toán của các chuyên gia, các nhóm ngành đào tạo này đã chiếm tới 2.338.368 nguyện vọng/368.314 chỉ tiêu. Điều này cũng phản ánh một cách chính xác xu hướng ngành nghề liên quan đến nhu cầu và cơ hội việc làm của người học nên đã có những tính toán kỹ càng.

Nó cũng phù hợp với các tổ hợp xét tuyển và nhóm ngành thí sinh lựa chọn đã được công bố, thể hiện tính thực tế khi chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của mỗi người. Có thể dễ dàng nhận biết điều này khi thấy có những nhóm ngành nghề như công nghệ chế biến, nông lâm - thủy sản, thú y… ở thời điểm này rất bình lặng, nhưng lại được lựa chọn vì có tương lai phát triển sau này.

Trước đây, do chọn nghề các bạn thường tho cảm tính, không để ý năng lực của bản thân và lại càng không tính đến nhu cầu của xã hội nên dẫn đến việc tốt nghiệp phải làm trái nghề. Giờ đã khác, các bạn trẻ không còn nặng hình thức, việc chọn và học nghề là theo dự cảm nghề nghiệp xã hội cần, không quan niệm nghề đó sang hay hèn, mà quan trọng nhất là có việc làm và thu nhập tốt.

Phân tích xu hướng ngành nghề này, nhiều chuyên gia tuyển sinh đồng quan điểm khi cho rằng: Việc nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường phải làm trái ngành trái nghề đã khiến các bạn trẻ phải tự nhìn nhận đánh giá năng lực và xu hướng nghề nghiệp sau này một cách khách quan và chính xác hơn.

Trong một buổi tư vấn hướng nghiệp

Trong một buổi tư vấn hướng nghiệp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.