Kiên trì chinh phục người tiêu dùng: Không dễ dàng khi “định vị” thương hiệu Việt

GD&TĐ - Chiếc smart phone (điện thoại di động cảm ứng) đầu tiên mang thương hiệu Việt (Bphone của BKAV) ra đời cách đây 2 năm, bị cho là thất bại “thảm” trên thị trường, đến thế hệ thứ 2 của smart phone "made in Vietnam" Bphone 2017 "dù hoạt động mượt mà, thiết kế đẹp hơn… nhưng vẫn hứng không ít "gạch đá" từ những soi xét kỹ lưỡng của dư luận trong và ngoài giới công nghệ".

Nguyễn Tử Quảng: “Tham vọng của tôi là sẽ tới một lúc mọi người Việt đều cầm trên tay chiếc điện thoại người Việt làm ra, chính vì thế với Bphone tôi chấp nhận hứng rất nhiều gạch đá
Nguyễn Tử Quảng: “Tham vọng của tôi là sẽ tới một lúc mọi người Việt đều cầm trên tay chiếc điện thoại người Việt làm ra, chính vì thế với Bphone tôi chấp nhận hứng rất nhiều gạch đá

 Ông Nguyễn Tử Quảng (Chủ tịch HĐQT BKAV)- một CEO mạnh dạn “chọn việc khó” để cho ra đời Bphone - khiến không ít người giật mình khi cho biết đã đổ ra 500 tỷ đồng để đầu tư sản xuất smart phone "made in Vietnam".

Cách làm gan góc “liều ăn nhiều”?

Không muốn sản xuất smart phone tầm trung hay điện thoại giá thành thấp, BKAV vẫn nung nấu quyết tâm cạnh tranh với những thương hiệu đình đám trên thế giới ngay trên đất Việt, phóng viên Báo GD&TĐ mới đây đã đặt câu hỏi trực tiếp với ông Quảng rằng: Liệu BKAV và ông Quảng có đang "liều ăn nhiều" khi dám "sánh vai" cạnh tranh với điện thoại phân khúc cận cao cấp và cao cấp của các "ông lớn" Apple, Samsung...?

Dù nhận xét một cách đáng khen thì ông Quảng rất có ý chí, thậm chí có ít nhiều cả sự "lì lợm", khi smart phone thế hệ đầu sản xuất ra bị người tiêu dùng từ chối, thua lỗ nặng, mà vẫn tiếp tục quyết tâm cho ra thế hệ smart phone tiếp theo. Tuy nhiên, thị trường rất sòng phẳng, mà thực tế trong người tiêu dùng Việt lâu nay một bộ phận nhiều tiền thì “sính ngoại”, một bộ phận bình dân lại chuộng sản phẩm “ngon, bổ, rẻ”, nên đương nhiên không thể có sự "thương yêu" dễ dàng cho một chiếc điện thoại được coi là "đắt tiền" chỉ vì đó là điện thoại người Việt làm ra.

Ông Quảng thẳng thắn cho biết đúng là ông cũng thấy mình "liều", tuy nhiên không phải "liều" để thu về nhiều tiền ngay từ sản xuất điện thoại, mà "liều" cho ra đời smart phone "made in Vietnam" để nếu thành công thì không chỉ kiếm được nhiều tiền mà còn có lợi cho người Việt, có lợi cho Việt Nam.

"Nếu tôi có thể chinh phục người Việt thì tôi có thể vươn ra thế giới, đưa điện thoại người Việt làm ra thế giới"- ông Quảng bày tỏ khao khát từ năm 2009 khi nảy sinh ý tưởng sản xuất điện thoại smart phone "made in Vietnam" -  "Ban đầu đó là một ý tưởng lãng mạn, nhưng nhờ ý tưởng đó mà ra đời Bphone 1 và bây giờ là Bphone 2017. Tôi không thể lường hết mọi thứ, mọi vấn đề khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, dù đã rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học từ Bphone 1, nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ luôn luôn cố gắng, dù tôi biết đây là một sự đầu tư mạo hiểm". 

Không ngại thừa nhận đã có thời gian khủng hoảng và rất sốc vì những nỗ lực của BKAV và bản thân bị xúc phạm, chỉ chích (ném gạch đá) rất nhiều trên mạng xã hội, trên các diễn đàn công nghệ, song ông Quảng nhấn mạnh BKAV không "ăn mày tinh thần dân tộc" như một số suy diễn ác ý trên mạng. "Thực ra tôi cũng không lỳ lợm gì đâu, tôi chỉ có một khát vọng, vì khát vọng đó nên tôi cố gắng vượt qua". 

Chẳng có một văn bản nào của công ty hay bản thân ông Quảng nói rằng người Việt Nam phải dùng hàng Việt Nam khi chiếc smart phone đầu tiên của Việt Nam ra đời (Bphone 1). "Dù bản thân tôi mong muốn người Việt dùng hàng Việt, nhưng tuyệt đối không ép buộc người khác, tôi muốn chính chất lượng sản phẩm chinh phục người tiêu dùng". Đấy cũng là lý do 500 tỷ tiền vốn đầu tư sản xuất Bphone là của Bkav chứ không kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn nào.

Kể câu chuyện Tổng thống Putin khi sang Trung Quốc mang theo chiếc điện thoại của người Nga sản xuất làm quà tặng, ông Quảng cho biết hành động đó của Tổng thống Putin khiến ông Quảng thêm củng cố niềm tin, thêm khát khao chinh phục được công nghệ, làm ra được sản phẩm smart phone chất lượng.

Đã từng rơi vào trạng thái khủng hoảng, hơn cả stress, khi chia sẻ thẳng thắn về câu chuyện sản xuất Bphone, người dẫn dắt và cho ra đời smart phone Việt Nam đầu tiên đã nghẹn lời và khóc, khi trấn tĩnh lại, ông Quảng cho biết cũng thấy khó chịu, bực bội khi nghe hay đọc những lời nhận xét về Bphone trên mạng. Nhưng với tinh thần cầu thị, ông Quảng luôn xem đó như những lời góp ý chân thành để rút kinh nghiệm. 

Kiên trì chinh phục người tiêu dùng:  Không dễ dàng khi “định vị” thương hiệu Việt ảnh 1

Nếu như tôi thành công, đấy sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp, bạn trẻ khởi nghiệp, mạnh dạn cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu”- Nguyễn Tử Quảng nói. 

Kiên trì chinh phục người tiêu dùng:  Không dễ dàng khi “định vị” thương hiệu Việt ảnh 2Kiên trì chinh phục người tiêu dùng:  Không dễ dàng khi “định vị” thương hiệu Việt ảnh 3Kiên trì chinh phục người tiêu dùng:  Không dễ dàng khi “định vị” thương hiệu Việt ảnh 4

Chọn việc khó, quyết chinh phục người tiêu dùng

Theo ông Quảng chỉ có 0,9% linh kiện hình thành một chiếc Bphone 2017 có xuất xứ Trung Quốc. "Phần lớn linh kiện được chúng tôi nhập khẩu để sản xuất Bphone có nguồn gốc từ Nhật, Mỹ, châu Âu"- người đứng đầu hãng sản xuất Bphone khẳng định - “Riêng phần thiết kế từ kiểu dáng điện thoại đến phần mềm sử dụng đều do đội ngũ kỹ sư của BKAV, của Việt Nam thực hiện. “Design” (thiết kế) hoàn toàn "made in Vietnam" là một điều chúng tôi tự hào. BKAV thiết kế và sản xuất điện thoại tương tự Samsung, Apple... Họ làm ra những chiếc điện thoại như thế nào thì chúng tôi làm như vậy”.

Thừa nhận những phát ngôn của mình thường bị "ném đá", người đứng đầu hãng sản xuất điện thoại smart phone "made in Vietnam" đầu tiên tin rằng: "Apple hay Samsung không có nhà máy làm khuôn điện thoại, họ thuê đối tác làm, còn chúng tôi thì không thuê, chúng tôi tự làm".  

Ông Quảng cho biết hiện tại khuôn điện thoại BKAV tự lo hoàn toàn phần sản xuất, kể cả phần thiết kế cơ khí và đang chủ động được vấn đề sản xuất. Nhưng cũng không loại trừ sau này có thể thuê đối tác sản xuất khuôn, như những "ông lớn" chuyện sản xuất điện thoại cao cấp trên thế giới đang làm.

Chia sẻ thẳng thắn về chiếc Bphone khiến bản thân có thời gian rơi vào trang thái khủng hoảng tin thần, với một số tiền rót vào lên đến 500 tỷ đồng, tới Bphone 2017 ông Quảng khiến nhiều phóng viên công nghệ phải "ngả mũ" vì tinh thần "thép", nhất là khi ông Quảng cùng ê kíp của mình quyết tâm chinh phục được tâm lý tiêu dùng khá phức tạp của người Việt (vốn "sính ngoại" như một vị thứ trưởng Bộ Công Thương từng thốt lên tại họp báo về việc đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"), dù chưa hề nhìn thấy lợi nhuận và cũng chưa biết số phận Bphone 2017 sẽ được người tiêu dùng Việt định đoạt như thế nào.

Nhiều chuyên gia công nghệ và cả người tiêu dùng quan tâm đến thị trường điện thoại smart phone đã thắc mắc rất nhiều rằng: Tại sao BKAV không sản xuất một chiếc smart phone rẻ tiền một chút, nằm ở phân khúc điện thoại tầm trung thôi, bằng nửa giá bán Bphone 2017 xấp xỉ 10 triệu đồng ấy?

Như vậy thì ông Quảng và BKAV có vẻ dễ chinh phục thị trường hơn, dễ tiếp cận điều kiện kinh tế của phần đông người tiêu dùng, hay nói cách khác là dễ bán hơn, thay vì cạnh tranh hẳn với những "ông lớn" ngoại đã có chỗ đứng hoành tráng ở Việt Nam như Apple, hay Samsung... trong cùng phân khúc smart phone cận cao cấp và cao cấp. 

Dường như không nao núng với "thất bại" thị trường của thế hệ Bphone 1, ông Quảng thừa nhận đang chọn "việc khó" và thà chọn việc khó là "tấn công" thẳng vào phân khúc cận cao cấp và cao cấp để "định vị" thương hiệu Bphone, định vị thương hiệu "Made in Vietnam" không thua kém gì chất lượng, công nghệ, kiểu dáng các điện thoại đình đám nhập khẩu.

Cho rằng đây là sứ mệnh và chiến lược dài hạn mà BKAV đã chọn, dù hứng nhiều "gạch đá" sau mỗi lần ra mắt sản phẩm, song ông Quảng người dẫn dắt sự ra đời chiếc smart phone đầu tiên "Made in Vietnam" vẫn không thay đổi quan điểm.

Và ông Quảng chọn: "Sứ mệnh của Bkav là tạo ra nền sản xuất, công nghiệp sản xuất smartphone cho Việt Nam. Tôi muốn tạo ra hình mẫu rằng người Việt Nam có thể phát triển bằng chất xám, trí tuệ... Thay vì bám vào tài nguyên thiên nhiên. Nếu như tôi thành công, đấy sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp, cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp, mạnh dạn cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu". 

Bị nghi ngờ sản xuất và cung cấp Bphone một cách "nhỏ giọt" (sau khi mới ra mắt tháng 8 này) nhằm thăm dò thị trường, người đứng đầu hãng sản xuất điện thoại smart phone thương hiệu Việt đầu tiên chia sẻ rằng không có kỳ vọng sản xuất và cung cấp ngay cho thị trường sản lượng lớn Bphone, mà "mục tiêu chính của giai đoạn này là chinh phục niềm tin người tiêu dùng" - ông Quảng bày tỏ khát vọng của mình- "Tham vọng của tôi là sẽ tới một lúc mọi người Việt đều cầm trên tay chiếc điện thoại người Việt làm ra, chính vì thế với Bphone tôi chấp nhận hứng rất nhiều gạch đá".

Nhưng ông Quảng cho rằng chính từ những chỉ trích, "gạch đá" ném vào ông và sản phẩm Bphone khiến ông có thêm "thế năng" để phát triển Bphone 2017 bài bản hơn, chất lượng hơn, bị "ném gạch đá" cũng chứng tỏ mọi người chú ý tới sản phẩm, sản phẩm thu hút sự quan tâm của cả giới công nghệ và người tiêu dùng.

Bphone 2017 cũng như BKAV và cá nhân ông Quảng - người tổng chỉ huy bạo dạn của sản phẩm smart phone đầu tiên mang thương hiệu Việt- đã và vẫn tiếp tục đối diện với không ít cái nhìn chưa cởi mở và thấu hiểu, thậm chí có những phần nhận xét cay nghiệt và vùi dập.

Thị trường đón nhận Bphone 2017 ra sao vẫn chưa đến hồi kết, cũng như chưa biết BKAV sẽ thành công tới đâu với “sứ mệnh” thừa nhận là khá “liều” của ông Quảng. Song có lẽ, nói như một bình luận về Bphone 2017 trên mạng xã hội thì “… cho dù không “like” (khen ngợi- PV) cá nhân nào đó, nhưng vì lợi ích quốc gia, đừng dè bỉu và dội nước vào những mầm lửa đang nhen nhóm… của một tập thể”. Người viết bài cũng tin thế!

Ông quảng chia sẻ để giá sản phẩm tương đương các điện thoại tầm trung có thể dễ thành công và dễ dàng hơn. Bkav không chọn đường đi dễ mà muốn chọn đường đi khó hơn, bởi tham vọng của Bkav là muốn đưa Bphone ngang tầm với các hãng điện thoại đang định vị toàn cầu như Apple hay Samsung. Mong muốn chứng minh cho thế giới biết người Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra được những sản phẩm “high end” (cao cấp) với quyết tâm: “Apple và Samsung làm được, Bkav cũng làm được”- Thêm một phát ngôn mà ông Quảng có vẻ không sợ bị “ném gạch đá” và mãi bị gọi là Quảng “nổ”“Nếu như tôi thành công, đấy sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp, bạn trẻ khởi nghiệp, mạnh dạn cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".