Kinh nghiệm chế biến hải sản tránh ngộ độc khi ăn

Hải sản, món ăn bổ dưỡng thời thượng được ưa chuộng, là nguyên nhân chính dễ gây ngộ độc nếu bạn không chú ý trong cách chế biến.

Kinh nghiệm chế biến hải sản tránh ngộ độc khi ăn

Những triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc hải sản là nôn ói, đau bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa… thường xuất hiện trên một số người có cơ địa nhạy cảm. Nhưng còn nhiều loại ngộ độc hải sản khác mà người bình thường cũng có thể mắc phải nếu khi chế biến bạn không tuân thủ những quy tắc sau:

Hải sản cần được nấu chín

Theo Sức khỏe và Đời sống, người có ăn các loại ốc hoặc ăn tôm cua cá chưa nấu chín kỹ bị nhiễm ấu trùng giun tròn có tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis gây viêm não, màng não.

Triệu chứng là: nhức đầu dữ dội nhưng chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt; có thể bị liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác; nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê... Nếu bệnh nhân tử vong, mổ tử thi thấy ấu trùng giun tròn trong não.

Kinh nghiệm chế biến hải sản tránh ngộ độc khi ăn - Ảnh 1

Cần loại bỏ thói quen ăn các món gỏi hải sản sống - nguồn internet.

Ăn cá biển sống còn bị nhiễm giun tròn Anisakia. Theo dây chuyền “cá ăn cá”, bệnh lây lan sang nhiều loài cá mà con người hay ăn như: cá mực, cá thu, cá mòi, cá tuyết, cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ...

Vài giờ sau khi ăn cá, nuốt phải ấu trùng giun, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội biểu hiện như một cấp cứu bụng ngoại khoa. Các phản ứng dị ứng gồm cả một số trường hợp sốc phản vệ có thể xuất hiện, ít gặp hơn là đau ngực và nôn ra máu.

Nếu ăn cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke là loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi, đây là các loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu hải sản không được nấu chín.

Nang trùng Lungfluke ký sinh trong phổi, gây kích thích hoặc tiêu hủy tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu. Chúng còn có thể xâm nhập lên não, gây co giật, thậm chí gây bại liệt. Nang trùng Lungfluke còn xâm nhập các cơ quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống... gây các tổn thương nghiêm trọng.

Hải sản cần được chế biến khi còn tươi sống

Kinh nghiệm chế biến hải sản tránh ngộ độc khi ăn - Ảnh 2

Hãy chắc chắn rằng hải sản mà bạn mua đều còn tươi sống.

Khi tôm, cua, sò, hến đã chết, tốc độ suy giảm protein khá nhanh so với thực phẩm khác, khiến cho chúng có mùi hôi, khi ăn vào cơ thể có thể gây ngộ độc mà biểu hiện thường thấy là đau đầu, chóng mặt, nôn ói, đau bụng… Cua khi chết thì vi khuẩn liền phồn thực sẽ sinh sôi rất mạnh mẽ làm chuyển hóa lượng histidine thành histamine gây ngộ độc.

Các loại hải sản đông lạnh khi chế biến tránh dùng cách luộc hoặc hấp mà nên dùng cách chiên, nướng. Nhiệt độ cao khi chế biến sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn.

Không chế biến hải sản với trái cây, rau củ có tính hàn

Hầu hết mọi người đều rõ việc không nên ăn hoa quả giàu vitamin C cùng với hải sản nhưng rất nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn có trong thực đơn những món ăn như tôm sốt cam, cá chiên sốt cam, sốt bơ chanh, xào dứa...

Kinh nghiệm chế biến hải sản tránh ngộ độc khi ăn - Ảnh 3

Là một loại quả rất giàu vitamin C, dứa không nên kết hợp với hải sản - nguồn internet.

Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm, trái cây có chứa nhiều vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người.

Theo Y học cổ truyền, các loại hải sản có tính hàn khá cao do đó nếu ăn với các thực phẩm có tính hàn khác như: dưa leo (dưa chuột), rau muống, dưa hấu, lê, nước đá… sẽ gây nên hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.

Không sử dụng các hải sản có chứa chất độc

Vào những mùa nhất định trong năm thì một số loại hải sản sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao như cá nóc, sao biển, sứa… Các loại hải sản này hầu như không nhiễm độc do vi khuẩn mà là do chất độc có sẵn trong cơ thể và thường được tiết ra theo từng mùa trong năm. Do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của những loài hải sản này để tránh tình trạng ngộ độc khi ăn.

Những vùng biển có hiện tượng thủy triều đỏ thì không thể ăn hải sản đánh bắt được ở đó, bởi hải sản nơi này dễ nhiễm phải tảo độc và gây ngộ độc, nhất là nghêu, sò, trai, ngao...

Đối với một loại hải sản lạ, chưa từng ăn lần nào thì bạn phải rất thận trọng vì có thể sẽ bị ngộ độc hay dị ứng. Đặc biệt, nếu bạn có con nhỏ thì mọi loại hải sản mới lạ với đứa trẻ rất dễ gây dị ứng nặng. Do đó, bạn phải cẩn trọng, chỉ cho con ăn thử một chút bữa đầu. Nếu an toàn thì bữa sau bạn hãy tiếp tục cho bé ăn.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.