Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng

Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng

(GD&TĐ) -Xung quanh vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng, lời phê hay dở phụ thuộc vào tâm huyết, kiểm tra đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và nên áp dụng phương pháp đánh giá định tính...

Trần Thị Hồng Hải - Tổ trưởng tổ Văn GDCD Trường THPT Đakrông  (Quảng Trị): Lời phê hay dở phụ thuộc vào tâm huyết

Lời phê trong kiểm tra môn Văn hay dở, chính xác hay không chính xác còn phụ thuộc vào thái độ, tâm huyết và trình độ người chấm. Quả thực môn Văn là môn vừa dễ lại vừa khó chấm nhất vì nó không có một khuôn mẫu, một câu thức nào định sẵn. Nếu GV tích cực có thể thấy phê ở từng đoạn nhỏ, chỉ lỗi cụ thể trên bài.  

Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng ảnh 1

Hiện nay cũng ít khi gặp một lời phê tâm huyết do bản thân HS cũng không còn yêu môn Văn và GV cũng không bận tâm nhiều với những lỗi thường gặp ở HS. Bài Văn nào tàm tạm, nằm trong khung từ 5 – 6,5 điểm thì được đánh giá chung chung là “hiểu đề nhưng diễn đạt chưa tốt”. Bài Văn dưới 5 thì đại đa số nhận được lời phê “diễn đạt yếu, ý mơ hồ, dẫn dắt kém”. Còn những bài Văn trên 8 vì số lượng ít nên được chú ý phê hơn một chút, ví dụ như “xác định đề tốt, diễn đạt mạch lạc”. Thậm chí nhiều thầy cô môn Văn còn chưa nắm vững ngữ pháp đoạn văn, chưa rành mạch Văn nên lúng túng khi không xác định rõ lỗi của HS và không biết nên phê như thế nào. Ví dụ bài Văn của HS viết nhiều câu sai logic, nhưng GV phê là “câu mơ hồ”; HS viết thiếu thành phần ngữ pháp thì phê là “câu sai quy chiếu”. Nhiều GV chỉ xem lướt qua bài làm của HS thấy có mở bài, thân bài, kết bài là cho áng áng 5, 6 điểm phê “Tạm”, “Được, bố cục đầy đủ”…

Thầy Đặng Ngọc Trai - Tổ trưởng Tổ Sử Địa Trường THPT Đào Duy Từ (Quảng Bình)Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng 

Kiểm tra, đánh giá không khoa học sẽ ảnh hưởng tới chất lượng ảnh 2

Nhiều giáo viên trẻ hầu như không lập ma trận khi ra đề kiểm tra, nên đề ra thiếu cân đối giữa các nội dung thậm chí thiếu hẳn sự phù hợp giữa 3 yêu cầu cơ bản trong cách ra đề (nhận biết, thông hiểu và vận dụng) nên dẫn tới việc học tủ, học lệch của học sinh. Khi trả bài ít có GV dành thời gian nhận xét bài làm, nên nhiều HS không quan tâm sai sót của bạn để tránh cho mình. Nên những sai sót lại tiếp tục lặp lại ở bài sau. 

Từ cách kiểm tra đánh giá thiếu khoa học như vậy đã xuất hiện tình trạng “thi gì, học nấy”, nên đại bộ phận học sinh ít mặn mà với môn Sử (cộng thêm nguyên nhân là một trong 3 môn thi vào đại học khối C nhưng khối thi này cơ hội kiếm việc làm hiện nay khó khăn nên khó tạo ra động lực để học Sử). Do không nắm chắc được bản chất của sự kiện nên học sinh dễ nhầm lẫn giữa sư kiện lịch sử trong nước với thế giới; giữa nhân vật lịch sử triều đại này với sự kiện triều đại khác; giữa không gian và thời gian sự kiện của các thời kỳ lịch sử khác nhau. Có những bài làm nhầm lẫn hết sức nghiêm trọng về kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự nhận thức lệch lạc về lịch sử đáng báo động:..

Nguyễn Thị Thúy - Giáo viên khối 1 Trường tiểu học Tiền Phong (Hà Nội): Nên áp dụng phương pháp đánh giá định tính

Với lớp nhỏ (khối 1, khối 2), nếu thực hiện cách đánh giá định tính được là tốt nhất vì kiến thức học sinh khối này rất ít, chủ yếu là dạy các cháu kỹ năng; đánh giá định lượng có thể gây cho học sinh áp lực điểm số. 

Giáo viên cũng có thể gặp chút khó khăn khi thực hiện đánh giá bằng định tính (trừ môn Toán, tiếng Việt và Khoa – Sử - Địa khối 4, 5). Khó ở chỗ, đánh giá định tính cần một quá trình, không thể ngày một ngày hai hay chỉ sau 1, 2 tiết dạy.

Một vấn đề khó nữa chúng tôi gặp phải trong thực tế giảng dạy là hiện nay chỉ lấy một bài thi cuối năm để đánh giá kết quả học tập cả năm; 3 bài thi khác cũng phải ôn tập, tổ chức thi nhưng lại không lấy điểm. Đó cũng là một áp lực đối với GV và cả phụ huynh, HS. Gần 20 năm trước, việc đánh giá HS căn cứ vào điểm hàng tháng (hệ số 1) và điểm thi (hệ số 2) sau đó cộng vào chia trung bình. Cách làm như vậy giáo viên có vất vả một chút nhưng đánh giá được học sinh chính xác hơn. Sau đó, chương trình thử nghiệm năm 2000 tính bằng cách lấy điểm giữa kỳ 1 và cuối kỳ 1 cộng vào chia trung bình ra điểm học kỳ 1. Hiện nay, cả học kỳ chỉ có 1 bài thi và chỉ đánh giá bằng 1 điểm. Có thể trong cả quá trình HS học rất tốt nhưng vì một lý do nào đó khách quan, làm bài kém hơn, em đó sẽ bị mất kết quả học tập. Cách làm này sẽ làm giảm áp lực cho HS ở mặt này nhưng lại tăng áp lực tâm lý ở mặt khác.

Nguyễn Thị Thúy Hồng - Hiếu Nguyễn  (ghi)

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.