Kiểm soát ngôn từ - giữ lửa hạnh phúc gia đình

GD&TĐ - Một bí quyết để giữ gìn hạnh phúc hôn nhân là sử dụng ngôn từ trong hành xử với người bạn đời như với một cộng sự tuyệt vời. Người bạn đời, dưới góc nhìn chuyên gia, đóng 4 vai trò, một là bạn tri kỷ tâm giao, hai là đối tác, ba là người tình không thể thay thế và bốn là người thầy vĩ đại.

Kiểm soát ngôn từ - giữ lửa hạnh phúc gia đình

 Phản ứng vì... bị “dạy khôn”

“Cô nhắn tin hẹn hò với nhân tình hay sao mà lắm thế?” - Chị Quỳnh Mai (phố Đặng Tiến Đông - Hà Nội) sốt ruột gắt lên khi đang bàn chuyện về quê nhân dịp Thanh minh mà cô em họ cứ nhoay nhoáy nhắn tin. Hóa ra các tin nhắn qua lại đó chỉ là bàn bạc với chồng chuyện mua vật liệu sửa sang cái bếp.

“Vợ chồng em mấy năm nay không nói chuyện được với nhau rồi. Toàn phải sử dụng tin nhắn với tâm thư thôi. Ẩm ương lắm chị a. Hễ cứ nói với nhau được vài câu là lão ấy lại sửng cồ lên với em. Lão ấy cứ chêm vào một câu rất ngang, xóc óc vợ lên ấy. Em ghét cái thói “ta đây” của lão ấy. Nhắn thế này để lưu, sau này còn đối chất cho dễ, khỏi cãi chày cãi cối…”.

Anh Đức Châu (ngõ 167 - phố Lê Duẩn - Hà Nội) thì lại kêu khổ vì cô vợ lạm dụng ngôn từ.

5 - 6 năm đầu hôn nhân, vợ chồng còn hay chia sẻ với nhau, vui hay buồn còn hay gợi chuyện hỏi han, hoặc mua sắm gì trong nhà cũng bàn bạc cùng nhau đi mua… Nhưng rồi càng ngày căn bệnh nói nhiều, nói dai, nói dài của vợ càng nặng. Cứ phải nghe vợ sà sã dạy khôn “anh phải thế này, anh phải thế kia” tôi rất chối tai, lúc nào cũng chỉ muốn phi ra khỏi nhà.

Góp ý nhiều thì phản ứng tiêu cực mà hạn chế chuyện trò để tránh khẩu chiến thì vợ chồng lại như hai người thuê chung phòng trọ ấy… Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì ít mà chịu đựng nhau thì nhiều - anh Châu thở dài.

Trong khóa học “Tử huyệt ngôn từ” chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh - Tổng Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý và đào tạo Vera, người được nhận danh hiệu “Doanh nhân văn hóa - Nữ tướng thời bình” (2014) đã lưu ý các học viên: Các bạn hãy nhớ lại, kiểm điểm lại xem những gì đã giúp chúng ta “làm màu”, những lời lẽ đẹp đẽ nào đã giúp chúng ta tiến tới được cuộc hôn nhân của mình.

Ngôn từ tốt đẹp, sự chừng mực trong kiểm soát cảm xúc, thái độ, tôn trọng yêu thương đâu rồi? Sao chúng ta cứ làm mai một, rơi rụng, mất mát dần hết đi mà không còn dành cho nhau nữa? Những lời nói và thái độ ứng xử luôn nhẹ nhàng, luôn mỉm cười, luôn khen ngợi quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của người đối diện đã giúp ta vượt qua mọi rào cản và chinh phục được nửa kia.

Kiểm soát ngôn từ

Khi người ta cho đi một cách vô thức, tự nguyện, cốt sao để người kia vui, cảm động thì mỗi người trở thành người tốt, đáng tin, đáng yêu. Thế mà lấy được nhau rồi, giá trị ngôn từ của nhiều người đi xuống trầm trọng, bởi chúng ta đòi hỏi nhiều hơn là cho tặng. Cái tôi cứ thỏa mái bộc lộ ra, sống thật, phơi bày cả mọi thói quen xấu mà không đếm xỉa đến cảm nhận của nửa kia.

Theo chuyên gia Hà Anh phân tích, nguyên nhân chính gây ra những cuộc “chiến tranh nóng” rồi dẫn đến “chiến tranh lạnh” trong nhiều gia đình chính là ở chỗ… “không kiềm chế lời nói, điên lên là xả ra những từ ngữ mà nó không đánh vào tử huyệt khiến bạn đời của chúng ta vui, thấm thía mà ngược lại nhiều lời lẽ còn cay độc, xúc xiểm đầy tính sát thương...”.

Nếu xác định được vai trò “4 trong 1” của bạn đời, hẳn mỗi người sẽ biết chi phối và tìm ra cách hành xử phù hợp. Tại sao phải nhẫn nhịn, thiện chí? Vì là bạn thì ta phải biết lắng nghe, biết chia sẻ, hỗ trợ nhau trên con đường đồng hành.

Ở vị trí đối tác, mình cũng luôn ưu tiên dành quyền lợi tốt và trao tặng cảm xúc tích cực cho họ. Chúng ta thay đổi theo thời gian, thế mà hàng ngày chúng ta không chú ý nâng cấp bản thân, làm mới bản chính mình để giữ gìn hạnh phúc thì đó là điều đáng tiếc và đáng trách nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.