Điểm đặc biệt nhất của loài Granulate là hàng trăm con mắt ở ngay bên dưới lớp vỏ cứng. Chúng có thể quan sát được những con cá dài chỉ 20cm từ cách xa 2m. Những đôi mắt này có cấu tạo đặc biệt từ Canxi Cacbonat, tương tự như lớp vỏ. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy được nguy hiểm từ xa, những đôi mắt cứng như đá này đã phải thay đổi một số cấu trúc bên trong.
Ling và nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều loài động vật có lớp vỏ đa chức năng. Sao giòn - một loài họ hàng với sao biển, có đôi mắt nhạy cảm với ánh sáng giấu bên trong vỏ. Một số loài sò có lớp vỏ nhiều màu sắc hay hàu kính có lớp vỏ trong suốt nhưng vẫn rất cứng.
Với loài granulate, hàng trăm con mắt bên trong lớp vỏ cứng rất khác so với mắt người. Mắt người cấu tạo từ protein còn mắt của loài nhuyễn biển này được cấu tạo từ khoáng chất aragonite, một loại canxi cacbonat cứng.
Sau khi kiểm tra cấu trúc hiển vi của loài nhuyễn thể này, các nhà khoa học đã mô phỏng lại cấu tạo đôi mắt cũng như lớp vỏ để thử nghiệm khả năng phát hiện kẻ thù. Với khoảng cách hơn 2m, loài nhuyễn thể có thể nhìn thấy vệt sáng mờ tượng trưng cho kẻ thù. Điều này giúp chúng có thời gian kiểm soát độ cứng của lớp vỏ bên ngoài, lập tức tự vệ.
Loài nhuyễn thể thường bám trên đá
Tất nhiên, đôi mắt tinh tường như vậy không hoàn hảo. Đôi mắt cấu tạo từ aragaonite không cứng như lớp vỏ ngoài. Ngoài ra, việc không có khung xương đỡ bên dưới khiến mắt loài nhuyễn biển này dễ bị vỡ.
Trong suốt vòng đời, loài nhuyễn biển này có thể phát triển hơn 1000 con mắt để thay thế bất kỳ con mắt nào bị hỏng.
Những con mắt nằm ở rìa lớp vỏ cứng.