Tuyên bố của NASA cho biết tàu thám hiểm tự hành Curiosity Rover đã chụp bức ảnh toàn cảnh này vào ngày 5/8 – ngày kỷ niệm 4 năm hạ cánh trên sao Hỏa. Góc nhìn này bao gồm hơn 130 bức ảnh được chụp bởi máy ảnh Mast Camera của con tàu.
Khu vực bằng phẳng ở mặt trước của bức ảnh là hệ tầng Muray, trong khi nhóm các ụ đất ở xa hơn một chút về phía trước được gọi theo tên chính thức là Murray Buttes.
Khu vực này được gọi theo tên của nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh Bruce Murray, ông là cựu giám đốc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (Jet Propulsion Laboratory – JPL) của NASA, ông đã qua đời năm 2013. JPL chính là đơn vị quản lý nhiệm vụ của Curiosity.
Các ụ đất đang bị xói mòn hình thành nên sa thạch trên sườn thấp của ngọn Mount Sharp (chỗ nhô lên ở xa hơn về phía bên trái của bức ảnh này là sườn cao của ngọn Mount Sharp).
Hiện nay, sa thạch lớp sa thạch này được che phủ trong một lớp đá làm cho chúng được bảo tồn khá tốt. Đầu năm nay, Curiosity đã nghiên cứu lớp đá sa thạch mềm hơn, gọi là hệ tầng Stimson. Hệ tầng Murray bằng phẳng đã được hình thành từ “các lớp bùn lắng của lòng hồ”.
Để có thể cảm nhận được về tỷ lệ của bức ảnh này, độ rộng của cao nguyên nằm ở phía bên trái cánh tay rô-bốt của Curiosity là khoảng 90m tính từ rô-bốt. Đỉnh núi bằng cao khoảng 15m, trong khi các sườn núi ngang chạy theo đường ngang phía trên có chiều dài khoảng 60m.
Mục tiêu của nhiệm vụ chính của con tàu thám hiểm Curiosity trị giá 2,5 tỉ USD này là nghiên cứu bề mặt sao Hỏa và tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy nó có thể từng phù hợp với sự sống.
Trong sứ mệnh kéo dài của nó, rô- bốt tự vận hành này đang tìm kiếm những đầu mối để giải thích cho cách phần sườn thấp của ngọn Mount Sharp này tiến hóa từ một môi trường (có thể) có rất nhiều nước tới tình trạng của nó như hiện giờ trong điều kiện khắc nghiệt của sao Hỏa. Mới đây, NASA đã quyết định sẽ kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ của Curiosity ít nhất tới tháng 10/2018.