Không phù hợp!

Không phù hợp!

Ngoài ra, việc các đầu mối xăng, dầu ngừng nhập hàng dẫn đến dư lượng tồn kho xăng của các nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên tới 90%. Các nhà máy lọc dầu đang chịu áp lực đầu vào giảm giá hàng tồn kho, đầu ra khi khách hàng huỷ, giãn nhận hàng do nhu cầu sụt giảm... Vì vậy, PVN đã có văn bản kiến nghị gửi các Bộ Công Thương và Tài chính về một số giải pháp để gỡ khó, trong đó đề nghị xem xét ngừng nhập khẩu xăng dầu để giảm tồn kho tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Về đề xuất này, ý kiến ủng hộ thì cho rằng, hiện nay, lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước rất ít, trong khi đó lượng xăng dầu của hai nhà máy này dồi dào, lúc cao điểm tồn kho đến 90% sản lượng nên đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu là chính đáng. Rằng đề xuất của PVN là hợp lý bởi dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhu cầu sử dụng dầu thô, xăng tinh chế và các sản phẩm hóa dầu trong tháng tới được dự báo rất chậm nên lượng xăng dầu và sản phẩm hóa dầu tồn đọng nhiều, trong khi công suất các kho tích trữ có hạn...

Các ý kiến không ủng hộ thì lập luận: Phải đi từ gốc của vấn đề, phải hiểu văn bản của PVN là đề nghị 32 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ngừng nhập xăng dầu. Điều này không phù hợp vì giá xăng dầu trong nước luôn phụ thuộc vào thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dung Quất, dù không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng giá bán xăng dầu vẫn theo giá thế giới. Quan trọng hơn đó là không thể có chuyện PVN và các đơn vị thành viên có lượng xăng dầu tồn kho nhiều thì lại “ép” các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là điều rất vô lý, bởi kinh doanh thì phải theo thị trường, “thuận mua vừa bán”, không thể áp đặt, vì “tôi” tồn kho nhiều nên “anh” phải mua của “tôi”, dù giá cả không hợp lý bằng giá nhập khẩu.

Xăng dầu là một trong những mặt hàng được điều hành theo cơ chế thị trường, tức nếu giá xăng dầu nhập khẩu hoặc sản xuất cao thì giá bán cao. Nếu giá thấp thì điều chỉnh thấp. Do vậy, hiển nhiên các doanh nghiệp, cả sản xuất và kinh doanh đều phải “theo” cơ chế này. 

Không thể có chuyện vì lượng tồn kho lớn cùng với giá thành sản xuất không cạnh tranh được so với giá nhập khẩu mà có thể đề xuất dùng chính sách cấm đoán để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng. Việt Nam đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, việc gì cũng phải tính toán lợi ích cho các bên. Đặc biệt, khi xem xét, tính toán, đề xuất một vấn đề nào đó phải căn cứ vào thể chế luật pháp, vào điều kiện kinh doanh - một chuyên gia nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.