Không phải "Anh yêu em", 3 từ dưới đây mới có sức mạnh khiến vợ hạnh phúc hơn cả

Không phải "Anh yêu em", 3 từ dưới đây mới có sức mạnh khiến vợ hạnh phúc hơn cả

Hôn nhân không phải lúc nào cũng chỉ có tình yêu. Có những lúc sóng gió ập đến bất ngờ hoặc có thể chỉ một xích mích nhỏ ở cơ quan cũng có thể khiến người phụ nữ cảm thấy yếu lòng, những lúc ấy có một bàn tay nắm lấy, ôm vào lòng và thủ thỉ câu "Anh đây rồi" sẽ là nguồn động viên vô bờ bến dành cho phái yếu.

Một nhà văn từng nói "Tổn thương của người đàn ông đối với phụ nữ không nhất định vì có người khác, mà là làm họ thất vọng khi mong chờ một điều gì đó và không được giúp khi yếu đuối". 

Bởi vậy, lời thề thốt dù có hay ho đến đâu nhưng khi phụ nữ đau khổ, buồn lòng mà người đàn ông của họ chẳng thấy đâu thì dù có nói 1.000 lần "Anh yêu em" thì cũng bằng thừa. 3 chữ "anh yêu em" có lẽ đã phai mờ theo thời gian. Nó quá trống rỗng, có cũng như không, giống như hoa hồng và nến chỉ để tô điểm cho thêm phần lãng mạn, nhưng không thể chống lại những thời khắc mong manh của hôn nhân.

Lấy chồng với hầu hết các phụ nữ đúng như một canh bạc. Chỉ tới khi kết hôn rồi, người phụ nữ mới biết mình có may mắn hay không. Bởi vì hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc nhiều vào người chồng đó tốt hay xấu.

Một người đàn ông tử tế là một người biết làm cho người đàn bà của mình hạnh phúc, là người đàn ông có thể không thể tuyệt vời nhất thế gian nhưng có thể là nơi vững chãi để người vợ có thể dựa vào.

Một người đàn ông như thế sẽ luôn có những đặc điểm sau:

Thích chia sẻ với vợ

Xét về mặt cảm xúc, đàn ông khó có thể cởi mở với người khác. Khi người đàn ông tìm được tình yêu đích thực, họ sẽ thấy hạnh phúc mỗi khi được chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Đàn ông yêu vợ dù chàng hạnh phúc và thành công, hay là đang không xuôi chèo mát mái chàng cũng dễ dàng tâm sự với bạn.

Vui vẻ chủ động giúp vợ việc nhà

Một người chồng biết yêu thương vợ sẽ luôn vui vẻ chủ động hỗ trợ vợ trong các công việc nhà. Người chồng ấy sẽ tự nguyện chia sẻ với vợ công việc nhà mà không hề than vãn. Nếu bạn cần anh ấy đi mua đồ hay làm hộ việc này việc kia, chắc chắn anh ấy sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn thay vì tiếp tục với game mà anh ta yêu thích.

Mong nhìn thấy vợ

Nhiều anh chồng khi ở cạnh vợ thì không nói được "anh yêu em", không mấy khi ôm hôn, âu yếm vợ, nhưng mỗi khi đi làm về lại nhớn nhác nhìn xem đã có xe của vợ chưa, nhớn nhác hỏi xem vợ đã đi làm về chưa...

Đó là biểu hiện cho thấy trong lòng anh ấy luôn có hình ảnh vợ. Anh ấy mong muốn khi đi làm về được nhìn thấy vợ, được quây quần bên vợ, và chỉ yên tâm khi vợ ở nhà. Chồng mà để vợ muốn đi đâu thì đi, tưởng tự do thoải mái, song thực ra trong lòng họ không có vợ.

Quan tâm đến suy nghĩ của bạn và đánh giá cao những suy nghĩ đó

Dù có công việc gì chàng cũng không quên tham khảo ý kiến của bạn trước khi ra quyết định. Điều này chứng tỏ chàng vẫn luôn có bạn và vẫn coi trọng ý kiến của vợ.

Ngoài ra, chồng bạn vẫn luôn quan tâm đến những cảm xúc và những gì bạn nghĩ. Ví dụ, nếu một ngày bạn tan sở về nhà với tâm trạng không mấy vui vẻ thì chồng bạn chắc chắn sẽ tìm cách hỏi và trò chuyện với bạn.

Tự hào về vợ

Anh ấy có thể chủ động rủ vợ đi gặp bạn bè của anh ấy, hay mời bạn bè về nhà nhậu và nhờ bạn "thể hiện" vài món tủ. Dấu hiệu của người chồng yêu vợ sẽ không ngại việc công khai vợ của mình trước đám đông. Muốn đi cùng vợ, khoe vợ là cách mà những người đàn ông yêu vợ thường hay hành động đấy các mẹ!

Ham việc

Rất nhiều chị vợ thấy chồng lu bù với công việc đã vội vàng trách cứ. Thực ra, với đàn ông, khi đã kết hôn rồi, đỉnh cao của tình yêu là trách nhiệm. Anh ta ý thức được vai trò trụ cột gia đình của mình. Yêu vợ yêu con anh ta cố gắng làm việc để có tài chính khấm khá hơn, cho cuộc sống của vợ con tốt hơn.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.