Không khí siêu khô trên máy bay tác hại thế nào?

Độ ẩm quá thấp trong máy bay có thể gây khô da, cùng với sự khó chịu ở những vùng nhạy cảm như mắt, miệng và mũi.

Không khí siêu khô trên máy bay tác hại thế nào?
Kích ứng da và niêm mạc

Độ ẩm là lượng hơi nước trong không khí. Độ ẩm mà chúng ta thường tiếp xúc thay đổi tùy thuộc vào môi trường sinh sống và điều kiện thời tiết, tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì độ ẩm tốt nhất cho da là khoảng từ 40-70%.

Theo các khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì độ ẩm ở hầu hết các môi trường trong nhà thường trên 30%. Trong khi đó, độ ẩm trên máy bay luôn ở dưới mức 20%.

Khong khi sieu kho tren may bay tac hai the nao?
Độ ẩm quá thấp trong máy bay có thể gây khô da, kích thích niêm mạc mắt, mũi, miệng
Độ ẩm thấp là nguyên nhân gây khô da khi đi máy bay do làm xáo trộn khả năng giữ ẩm của làn da; thậm chí sau những chuyến bay dài bạn có thể cảm thấy da bị kích ứng, căng nẻ, môi khô nứt, BS. Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu lâm sàng tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai (Mỹ) cho biết. Độ ẩm thấp, không khí khô cũng kích thích dầu trên trán, má, mũi và cằm; lý do là vì gia tăng sản xuất dầu là cách da phản ứng với không khí khô, thiếu ẩm.
Đối với đôi mắt, màng nước mắt có tác dụng cấp ẩm giúp cho mắt đủ ẩm để hoạt động dễ chịu và thoải mái. Khi bạn ở trong môi trường có độ ẩm thấp, màng nước mắt vẫn được tạo ra như bình thường, nhưng môi trường khô làm cho chúng bay hơi nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như khô mắt, cộng với cảm giác kích thích, châm chích, nhạy cảm với ánh sáng.
Ngoài ra, nếu bạn tập trung xem màn hình TV ở lưng ghế trước, sử dụng máy tính xách tay hoặc đọc sách, bạn cũng sẽ chớp mắt ít hơn mức bình thường. Điều này cũng làm giảm độ ẩm ở nhãn cầu vì hành động chớp mắt giúp lan tỏa màn nước mắt khắp nhãn cầu.
Giống như mắt, miệng và mũi cũng sẽ bị khô do độ ẩm tự nhiên trong niêm mạc miệng và mũi bay hơi nhanh hơn ở môi trường có độ ẩm thấp. Một số người có xu hướng ngứa rát niêm mạc mũi, hoặc thậm chí chảy máu cam do hít thở không khí quá khô. Hơn nữa, có một thực tế là khi đi máy bay bạn cũng có xu hướng ít uống nước hơn để hạn chế việc di chuyển tới nhà vệ sinh. 
Lưu ý hữu ích cho bạn
1. Kem dưỡng
Thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da một lớp dày có tác dụng bổ sung độ ẩm hạn chế tình trạng da khô khi đi máy bay. Viện Da liễu Mỹ (AAD) khuyên bạn nên chọn sản phẩm dưỡng có chứa dầu khoáng, ô liu, hoặc jojoba để khóa ẩm. Axit lactic, axit hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin và dầu hạt bơ cũng là những lựa chọn tốt. 
Tốt nhất nên bôi kem trước chuyến bay bởi da càng ngậm nước sớm trước khi lên máy bay sẽ càng có nền tảng giữ nước tốt hơn. Tiếp tục dưỡng ẩm cho da sau chuyến bay đến khi làn da của bạn cảm thấy bình thường trở lại.
2. Thay kính áp tròng bằng kính đeo
Tránh đeo kính áp tròng khi đi máy bay bởi kính áp tròng ngăn chặn lượng oxy nuôi dưỡng mà mắt bạn có thể nhận được, đồng thời ngăn cản màng nước mắt bôi trơn nhãn cầu. Trong điều kiện không khí khô trên máy bay, kính áp tròng sẽ càng làm mắt nhanh khô và dễ bị kích ứng, gây khô, đỏ mắt. Kính đeo sẽ là lựa chọn tốt giúp bạn ngăn cản phần nào không khí khô tiếp xúc với mắt.
3. Xịt mũi với nước muối loãng
Nước muối xịt mũi có thể giúp tăng độ ẩm cho mũi. Chỉ cần một hai giọt mỗi bên là đủ để bạn cảm thấy dễ chịu. Trong những chuyến bay dài, bạn có thể tiếp tục xịt mũi nếu thấy biểu hiện bắt đầu khô.
4. Bổ sung nước
Hãy nhớ uống nước trước chuyến bay, và nếu có thể giữ bên mình chai nước khi ở trên tàu bay để uống mỗi 30 phút – 1 tiếng, hoặc tùy thuộc vào nhu cầu muốn uống nước của bạn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến khả năng bàng quang có thể xử lý để bạn không phải đi lại quá nhiều ra phòng vệ sinh.
5. Mặt nạ
Đắp mặt nạ trên máy bay nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng mặt nạ thực sự cung cấp độ ẩm cho da rất tốt. Mặt nạ miếng là một lựa chọn tuyệt vời khi đi máy bay bởi nó tiện dụng và hiệu quả. Bạn chỉ cần làm sạch mặt trong phòng tắm, đắp một miếng mặt nạ khoảng 5-10 phút, bỏ vào thùng rác là xong.
Theo Kienthuc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.