Không cho nữ sinh chạy để giữ gìn trinh tiết

Hiệu trưởng trường cao đẳng Hồi giáo Al-Taqwa đã cấm sinh viên nữ tham gia các cuộc thi chạy vì sợ các cô gái bị mất trinh.

Các nữ sinh trường Al-Taqwa trong giờ học bóng rổ. (Ảnh: Aiahome.net)
Các nữ sinh trường Al-Taqwa trong giờ học bóng rổ. (Ảnh: Aiahome.net)

Theo ông Merlino, người tiết lộ chuyện này là một cựu giáo viên của trường. Tờ The Age dẫn lời ông James Merlino cho biết: "Tôi đã yêu cầu điều tra cáo buộc trên. Cựu giáo viên trường cao đẳng Hồi giáo Al-Taqwa đã viết thư gửi các nhà chức trách cáo buộc hiệu trưởng Omar Hallak ra lệnh như trên vì tin rằng, nếu các nữ sinh chạy, họ có thể bị mất trinh.

Thậm chí, ông hiệu trưởng còn tin rằng, có bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng, nếu các nữ sinh bị thương chẳng hạn như gãy chân trong khi chơi bóng đá, họ có thể bị vô sinh".

The Age đã đăng một bức thư có vẻ như của một nhóm học sinh gửi tới ông Hallak sau khi ông cấm họ tham gia một số sự kiện thể thao. "Chỉ vì chúng tôi là con gái không có nghĩa là chúng tôi không thể tham gia các sự kiện," bức thư viết, đồng thời nói rằng quyết định của ông Hallak "thực sự gây khó chịu đối với những nữ sinh".

Trường Cao đẳng Al-Taqwa được đánh giá là trường Hồi giáo lớn nhất của bang Victoria. Trường có 1.701 sinh viên nhập học năm ngoái. Hiện hiệu trưởng Omar Hallak vẫn chưa lên tiếng về vụ việc.

Tương tự như ngôi trường hồi giáo này, hồi tháng 2 năm nay một dự luật về kiểm tra trinh tiết nữ sinh trước khi cấp bằng tốt nghiệp trung học đã được quan chức lãnh thổ nhiếp chính Jember, Đông Java đề xuất bàn thảo.

Nghị viên hội đồng TP Jember là Habib Isa Mahdi nêu ý kiến. Theo đó, việc kiểm tra trinh tiết là một quy định đúng đắn đang được các quan chức bàn thảo, xem đó là một trong những biện pháp chống tỉ lệ nhiễm HIV có khuynh hướng tăng ở học sinh trong khu vực.

Nữ sinh ở Indonesia. Ảnh: News.com.au

Nữ sinh ở Indonesia. Ảnh: News.com.au

Một chính khách thuộc Đảng Thức tỉnh Dân tộc (PKB), Mufti Ali, nói muốn nhân rộng đề xuất này cả tỉnh Đông Java với 2,3 triệu dân. Ông này tuyên bố: “Nếu nữ sinh nào không còn trinh thì không nên cho đậu. Điều đó có thể giống như trò đùa nhưng thật ra nghiêm túc. Cần phải vì lợi ích của tương lai”.

Kế hoạch này bị lên án rộng rãi, đặc biệt từ các tổ chức nhân quyền với lập luận rằng việc kiểm tra đó làm tổn thương và phân biệt đối xữ với thiếu nữ. Cuối cùng, chính quyền Jember phải xin lỗi sau khi đề xuất này bị một cơ chế Hồi giáo cấp cao nhất tại Indonesia là Hội đồng Ulema phê phán rằng nó không thích hợp với giáo lý đạo Hồi.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.