Không chạy theo việc dạy hết nội dung SGK

GD&TĐ - Không chạy theo việc dạy hết nội dung SGK - Đó là một lưu ý của thầy Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Trung tâm GDTX Yên Khánh (Ninh Bình) - để tổ chức, quản lý dạy học trên lớp có hiệu quả.

Không chạy theo việc dạy hết nội dung SGK

Theo thầy Nguyễn Văn Thanh: Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên phải tổ chức và quản lí tốt việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời nắm được chất lượng học tập của học viên trên lớp và chất lượng thực hiện những dự tính dạy học trong thiết kế bài học.

Bằng các biện pháp, cách thức như quan sát trong giờ học, yêu cầu học viên trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các phiếu học tập, yêu cầu học viên tái hiện, tổng hợp kiến thức, yêu cầu học viên thực hành vận dụng…; qua đó, giáo viên kịp thời nắm được chất lượng tham gia, chất lượng nắm nội dung bài học của học viên.

Nếu đa số học viên chưa đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức thì giáo viên cần điều chỉnh ngay phương pháp dạy học.

Giáo viên không chạy theo việc dạy hết nội dung trong SGK, mà cần đảm bảo để mọi học viên đều đạt được kiến thức cơ bản tối thiểu bài học.

Tích cực thiết kế và sử dụng Phiếu học tập, Phiếu giao việc

Nội dung đầu tiên, theo thầy Nguyễn Văn Thanh, cần chỉ đạo giáo viên tổ chức có chất lượng các hoạt động học tập của học viên trong các giờ học: Có cách thức, biện pháp theo dõi chất lượng tham gia các hoạt động học tập của tất cả học viên trong quá trình học tập.

Giám đốc trung tâm yêu cầu giáo viên tích cực thiết kế và sử dụng các Phiếu học tập, Phiếu giao việc, làm cho tất cả học viên đều phải thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng nhiều hình thức: nghĩ, nói, viết… dưới sự điều khiển của người thầy; cũng thông qua hệ thống các phiếu giao việc đó mà giáo viên kiểm soát được mức độ và chất lượng làm việc của học viên.

Giáo viên cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lý – giao tiếp, xây dựng giờ học thân thiện nhằm động viên tinh thần, cổ vũ, lôi cuốn người học tham gia vào giờ học trong bầu không khí sư phạm dân chủ, cởi mở; khích lệ sự đối thoại nhằm khắc phục tính rụt rè, tự ti của học viên, tôn trọng những kinh nghiệm của họ.

Giáo viên phải vừa dạy vừa tìm và sửa chữa khuyết điểm cho học viên; tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên và học viên theo hướng tăng khen, giảm chê, khen công khai, chê kín đáo giúp các học viên tự tin hơn, không bị mặc cảm.

Đồng thời, thực hiện phương pháp giảng dạy trực quan, hướng dẫn học viên học tập tỉ mỉ (thậm chí cần thiết phải hướng dẫn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”), làm mẫu và làm nhiều lần trước khi học viên tự giải quyết được vấn đề.

Đối với những khái niệm khó, trìu tượng, giáo viên có thể giải thích, phân tích và tăng cường liên hệ thực tiễn để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn

Do đặc điểm nhận thức của học viên trung tâm GDTX là thiên về tư duy hình tượng, do đó thầy Nguyễn Văn Thanh cho rằng, Ban Giám đốc trung tâm cần chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn. Hướng dẫn cho học viên cách học là dạy cho họ biết cần phải làm những công việc gì, bao gồm các công việc các em phải làm lúc ở nhà và ở trường.

Đồng thời, dạy cho học viên cách học, trước hết là dạy cho họ dành hết tâm trí vào việc học, giáo viên phải giúp cho học viên biết được trách nhiệm học tập của các em thông qua các hoạt động; cần có các biện pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với đối tượng.

Hướng dẫn học viên tự học, sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập

Về nội dung này, theo thầy Nguyễn Văn Thanh , trước hết là cách sử dụng SGK, để làm việc với SGK có hiệu quả, trước hết học viên cần có kĩ năng định hướng thu nhận thông tin thật cụ thể, chính xác.

Muốn vậy, giáo viên cần giúp học viên cần nắm vững mục tiêu học tập, từ đó học viên mới định hướng tìm kiếm thông tin khi làm việc với SGK: Đọc chương, mục nào, cái gì để nhanh chóng giải quyết được mục tiêu học tập?

Ngay từ khâu từ khâu chuẩn bị, giáo viên cần hướng dẫn học viên xác định được mục tiêu chung của bài và gợi ý để học viên tiếp tục xác định các mục tiêu cụ thể; đồng thời hướng dẫn học viên kỹ năng chọn lọc từ SGK những nội dung bản chất nhằm giải quyết mục tiêu học tập, kĩ năng ghi chép thông tin.

Cụ thể: Đánh dấu vào SGK, lập dàn ý, trích ghi và ghi tóm tắt, phân tích thông tin để xác định được các ý chính, ý trọng tâm và loại bỏ các ý rườm rà ít có giá trị thông tin...); xác định mối liên hệ giữa các ý để khu biệt các nhóm ý rồi tổng hợp và khái quát chúng thành các khái niệm, quy luật hoặc nội dung cơ bản của phần tài liệu và ghi nhớ chúng trên nền thông hiểu.

Giáo viên cũng cần hướng dẫn HS cách sử dụng các đồ dùng, tư liệu tham khảo cho từng môn học. Ví dụ, hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng máy tính bỏ túi, sử dụng từ điển, sử dụng Atlat.

“Bên cạnh việc hướng dẫn học viên cách học, tự học, giáo viên cần phải phân loại câu hỏi, bài tập giao cho học viên thực hiện ở nhà, bao gồm loại câu hỏi và bài tập bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng giao cho đối tượng học viên trung bình và yếu; loại câu hỏi và bài tập nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức cho đối tượng học viên khá, giỏi”- thầy Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.