Hơn nữa, mỗi chế độ ăn lại phục vụ mục đích khác nhau về giảm cân, tăng cân, tăng cơ bắp, điều trị bệnh, tăng hệ miễn dịch… nên khi áp dụng sẽ có những sai biệt về hiệu quả và mục đích.
Nếu bạn đang khỏe mạnh và không nhằm mục tiêu nào về sức khỏe thì bạn vẫn phải thường xuyên có chế độ ăn cân bằng để duy trì sức khỏe tốt và ngăn chặn bệnh tật.
Ngoài ra, có một số thông tin về sức khỏe mà bạn nên cân nhắc khi nghe theo vì nó không đảm bảo tính chính xác.
Siêu thực phẩm thường đắt tiền. Nhiều người trong chúng ta cho rằng siêu thực phẩm tăng cường sức khỏe rất đắt tiền và chỉ có ở một số cửa hàng nhất định. Tuy nhiên, thậm chí rau củ quả cũng được xem là siêu thực phẩm nếu chúng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
Ăn chay sẽ thiếu protein. Nhiều người cảm thấy rằng ăn chay (không ăn thịt) sẽ gây thiếu hụt protein. Tuy nhiên nhiều thực phẩm chay như đậu gà, rau chân vịt… chứa một lượng protein khá cao.
Hoàn toàn loại bỏ đường. Trừ khi bạn bị tiểu đường, nếu không, ăn một lượng đồ ngọt lành mạnh nhất định cũng không gây vấn đề. Thói quen này cũng sẽ không ảnh hưởng tới quá trình giảm cân hay tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
Không ăn carbonhydrate nếu muốn giảm cân. Nhiều người tin điều này là có thật, khi muốn giảm cân phải loại bỏ hoàn toàn carbonhydrate. Tuy nhiên, carbonhydrate rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Do đó, những thực phẩm như bánh mì đen, gạo lứt v.v… vẫn có thể được tiêu thụ.
Có thể áp dụng hiệu quả chế độ ăn của người nổi tiếng. Mỗi cơ thể đều có tiền sử bệnh tật, hay tốc độ trao đổi chất khác nhau nên chế độ ăn của người này có thể không có tác dụng với người khác. Do đó bạn nên có sự tư vấn của chuyên gia và có chế độ ăn được điều chỉnh theo nhu cầu sức khỏe của riêng từng người.