Trẻ khám phá khoa học bằng những câu hỏi cắc cớ
Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.
Theo cô Ngô Ái Phượng – Biáo viên Trường mầm non 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăc Lăk), giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chia sẻ:
Thực ra, trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh.Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa... Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên.
Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc đại loại như: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? Tối nó có đi ngũ không như mình không?
Tử trước đến nay, trong trường mầm non vẫn dạy trẻ “ Tìm hiểu môi trường xung quanh” “ Hoặc làm quen với môi trường xung quanh”. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm.
Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán.
Học bằng trực quan sinh động
Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện.
Theo kinh nghiệm của cô Phượng, cho trẻ tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ.
Nhờ có trực quan, trẻ nhận biết đối tượng hứng thú hơn, dễ dàng hơn, chính hơn, trực quan cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp, rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ...
Bằng những dụng cụ trực quan thật hấp dẫn của giáo viên, quá trình tri giác của các đối tượng sẽ làm nảy sinh tính ham hiểu biết, khám phá và phát hiện đối tượng của trẻ.
Cũng theo cô Phượng, việc lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp và phải tuân theo qui luật của tự nhiên của chính bản thân đối tượng.
Cô Phượng dẫn giải: Ví dụ trong chủ đề “một số động vật sống trong rừng”, cô sẽ phát cho mỗi trẻ một biểu tượng 1 con vật (tranh hoặc tượng).
Sau khi cô hát hoặc đặt câu đố liên quan đến động vật, trẻ có con vật nào cầm trên tay, trẻ sẽ đưa con vật đó ra và tự giới thiệu tên, thức ăn, vận động, cách sinh sống của chúng. (Trẻ dễ dàng hành động và hoạt động với đối tượng).
Cô cũng cần cho trẻ biết sự phát triển của động vật là từ trứng – nở ra con (hoặc con mẹ) – con con – con trưởng thành – con mẹ...
Tuy nhiên, lưu ý là giáo viên phải hình dung trước những tình huống bất lợi có thể xảy ra khi cho trẻ xem những trực quan thật nhỏ: con chim, con mèo, con gà, con vịt...
Để giờ quan sát với giáo cụ trực quan thêm sinh động và gây hứng thú nhiều hơn (nếu có điều kiện), cô cho sử dụng các phim tài liệu hoặc phóng sự ngắn về thế giới động vật (có thể lấy từ trên mạng hoặc các loại băng đĩa).
Khi sử dụng các loại phim tài liệu này thì nội dung phim phải phục vụ một chủ đề nào đó cho hợp lý đối với trẻ. Những hình ảnh diễn ra trên màn hình vi tính có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ mạnh mẽ và nhất định sẽ có sự đóng góp đáng kể vào hiệu quả giáo dục ở mầm non (nhưng giáo viên không nên phụ thuộc quá nhiều vào máy vi tính, mà phải có sự chuẩn bị của mình về cách dẫn dắt bằng lời nói cho xuyên suốt và logic)
Hoặc cô sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú trong việc cho trẻ gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây.
Cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây, cho trẻ gieo hạt, tìm nơi có ánh sáng, hướng dẫn trẻ tưới nước và cho trẻ theo dõi hàng ngày để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về sự phát triển của cây, sau đó cô hướng dẫn trẻ đánh dấu theo hình ảnh đẻ trẻ nói lên được cảm nghĩ của mình.