Tuy nhiên, sau khi chế độ Gaddafi bị lật đổ, Lybia chìm sâu vào cảnh hỗn loạn, trở thành “căn cứ địa” của IS. Cũng chính từ đây, cuộc chiến dầu lửa đã và đang diễn ra căng thẳng.
Lybia - mảnh đất màu mỡ của khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố đã biến Sirte trở thành một thành trì quan trọng kể từ ngày 12/5. Một tháng sau đó, các lực lượng dân quân vũ trang từ Tripoli, Misrata và các thành phố khác đã đến Sirte.
Nhiều người trong số họ cũng giống như những người Hồi giáo, nhưng đại diện cho "anh em Hồi giáo" ôn hòa hoặc Salafis triệt để hơn, những người không muốn vâng lời lực lượng IS. Sau đó, các lực lượng dân quân giải phóng cảng biển, sân bay, căn cứ không quân, phá hủy nhà máy để sản xuất thuốc nổ...
Tuy nhiên, họ không thể tiến về phía trung tâm của Sirte bởi các lực lượng IS ra sức ngăn chặn. Theo ước tính khác nhau, thành phố quê hương của Gaddafi được bảo vệ bởi một lực lượng từ 3.000 - 6.000 chiến binh thánh chiến.
Sirte là điểm trung gian, kết nối hai phần Đông và Tây của đất nước Lybia. Ở đây chủ yếu là sa mạc, dân cư thưa thớt, nhưng đổi lại rất giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa và khí đốt.
Sau khi bị thiệt hại nặng (500 người chết, từ 2.000 - 3.000 người bị thương) trong chiến dịch đánh chiếm Sirte, Chính phủ Lybia kêu gọi viện trợ của Mỹ.
Bắt đầu từ ngày 1/8, cuộc không kích của Mỹ kết nối với các hoạt động chống khủng bố của đặc nhiệm Anh và Mỹ đã mang lại chiến thắng cho quân chính phủ ở Sirte.
Với quyết định tấn công IS ở Lybia, Barack Obama muốn tăng cường kiểm soát của Chính phủ Lybia - lực lượng hợp pháp duy nhất ở đất nước này. Một lý do khác, theo nhà phân tích chính trị nổi tiếng Finian Cunningham, “thua Nga ở Syria, Obama ném bom Lybia”.
Như vậy, những kẻ khủng bố đã bị mất các căn cứ chính của họ ở Libya. Tuy nhiên, nói về việc loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa khủng bố là quá sớm. Bị đánh bại ở Sirte, những chiến binh Hồi giáo còn sống sót rải rác trên khắp đất nước Lybia vẫn có thể tấn công du kích bất cứ lúc nào, ở đâu.
Mục đích chính là dầu lửa
Theo kế hoạch đầy tham vọng của Tổng công ty Dầu khí quốc gia, để tăng sản xuất và xuất khẩu dầu từ 290.000 thùng/ngày như hiện nay tới 600.000 thùng/ngày và tới gần 1 triệu thùng vào cuối năm, cuộc chiến dầu lửa hứa hẹn sẽ đặc biệt khốc liệt.
Còn nhớ, vào cuối năm 2011, sản lượng dầu của Lybia là 1,5 - 1.600.000 thùng/ngày. Giờ đây, khi kiểm soát được các cơ sở sản xuất dầu lửa, đội cận vệ quốc gia Ibrahim Dzhadrana, tướng Haftarah có khả năng kiểm soát dòng tiền từ dầu lửa. Tuy nhiên, phản ứng kiên quyết từ các đối thủ của ông hứa hẹn một cuộc chiến nảy lửa.
Cuộc chiến dầu lửa ở Lybia xét cho cùng sẽ diễn ra giữa hai thế lực: Quốc hội và Chính phủ có trụ sở tại Tripoli và Tobruk mà đứng sau họ là các lực lượng bên ngoài - Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Algeria cùng các cường quốc phương Tây.
Nếu tướng Haftarah sẽ là nhà độc tài mới của Lybia, ông ấy có thể kiểm soát ít nhất một phần dòng chảy dầu lửa chính. Phe ủng hộ chính quyền Tobrukskie do Abdellah Al-Thani và các nhà lãnh đạo quân sự của họ có thể chưa duy trì được trật tự ở trong nước nhưng cũng có cơ hội không kém trong việc chiếm lĩnh các cơ sở sản xuất dầu.
Điều quan trọng là chính quyền Tobrukskie đã được LHQ chính thức công nhận. Ngoài ra, rất nhiều đơn vị đồn trú nhỏ và phân đội chiến binh nhỏ nhưng có thể tấn công cơ sở hạ tầng dầu để kiểm soát dòng chảy của nguồn tiền từ việc bán dầu. Và như vậy, cuộc chiến dầu lửa ở Libya sẽ diễn ra vô cùng khốc liệt.