Khoảng trống trong đánh giá về đào tạo nghề cho trẻ vị thành niên

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp cho thấy, vẫn còn những khoảng trống trong việc khảo sát, đánh giá về đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm cho trẻ vị thành niên.

Cần có đánh giá sâu hơn về thực trạng lao động trẻ vị thành niên
Cần có đánh giá sâu hơn về thực trạng lao động trẻ vị thành niên

Cải cách đế tăng cường kỹ năng

Đối tượng trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi đã được nhiều cơ quan, bộ ngành và tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu với các khía cạnh, quy mô và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường được lồng ghép trong phạm vi nhóm tuổi rộng nên tạo ra những khoảng trống nghiên cứu.

Tiếp cận dưới góc độ việc làm và tương lai việc làm của thanh niên, năm 2018 Ngân hàng thế giới (WB) đã có báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn”. Báo cáo đưa ra các xu hướng mới có thể ảnh hưởng đến thị trường lao động việc làm gồm sự thay đổi của các xu hướng thương mại, tiêu dùng; sự phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu, già hóa dân số, tự động hóa.

Khi kết hợp với nhau, những yếu tố này có xu hướng thiên về những việc làm có chất lượng hơn, nhưng chỉ khi các doanh nghiệp, nông trại, người lao động sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới này. Báo cáo cũng chỉ ra rằng tình trạng thiếu trình độ, kỹ năng hiện nay sẽ gia tăng khi các xu hướng lớn bắt đầu có ảnh hưởng đến bức tranh việc làm.

Ngay cả những lao động có kỹ năng phù hợp cũng chưa chắc tìm được những việc làm phù hợp với trình độ hay sở thích của mình. Do đó cần thiết phải cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo để tăng cường kỹ năng cho người lao động.

Hiện tại chưa có nghiên cứu tập trung riêng vào việc khảo sát, đánh giá tình hình đào tạo nghề cho riêng nhóm đối tượng vị thành niên lứa tuổi trung học. Đa phần các nghiên cứu về đào tạo nghề, lao động việc làm thường tập trung vào nhóm đối tượng lao động trên 15 tuổi, hoặc thanh niên từ 15-24, 15-30 tuổi.

Bảo đảm sự công bằng về việc làm

Thực hiện điều tra cho riêng nhóm đối tượng vị thành niên từ khoảng 14-17 tuổi được xem là cần thiết để có thể đưa ra những đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm của nhóm đối tượng này. Trong đó, các nghiên cứu cần tìm hiểu sâu về nhu cầu đào tạo nghề và lao động việc làm của vị thành niên lứa tuổi trung học như: mong muốn, nguyện vọng hỗ trợ, rào cản và nguyên nhân của những rào cản, giải pháp tháo gỡ rào cản....

Ở khía cạnh thị trường lao động tiếp nhận các lao động tiềm năng, đánh giá của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất, kinh doanh về nhu cầu và khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo. Những yêu cầu về kỹ năng cần đạt để được tuyển dụng, chế độ trả lương và các chế độ hỗ trợ khác mà doanh nghiệp có thể cung cấp...

Việc thực hiện nghiên cứu với nội dung đa dạng sẽ giúp cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục nghề nghiệp cho đối tượng vị thành niên cũng như nhu cầu và các yêu cầu từ phía thị trường lao động.

Từ những phân tích đánh giá trên và báo cáo “trẻ em ngoài nhà trường”, UNICEF và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức đã chỉ ra rằng, còn số lượng đáng kể trẻ em đang trong độ tuổi đến trường chưa đi học hoặc bỏ học. Đây là một thách thức lớn đến nhiều vấn đề xã hội cũng như việc đảm bảo sự công bằng về cơ hội tiếp cận công bằng với các phúc lợi xã hội của đối tượng này. Để vượt qua thách thức này cũng như hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ