Trạm vũ trụ “Thiên cung” của Trung Quốc sẽ thay thế ISS?

GD&TĐ - Trung Quốc mới công bố một bản sao của trạm vũ trụ có người vận hành lâu dài đầu tiên của nước này. Đây là trạm sẽ thay thế phòng thí nghiệm trên quỹ đạo của cộng đồng quốc tế và nó tượng trưng cho tham vọng lớn của Trung Quốc bên ngoài Trái đất.

Mô hình trạm vũ trụ của Trung Quốc được trưng bày tại triển lãm
Mô hình trạm vũ trụ của Trung Quốc được trưng bày tại triển lãm

Theo bản thiết kế và dự định sẽ đưa vào quy đạo trong thời gian tới này các nhà khoa học Trung Quốc trình làng bản mô đun chính dài 17 mét được trưng bày tại triển lãm hàng không Trung Quốc hai năm một lần được tổ chức ở thành phố biển Chu Hải, miền Nam Trung Quốc, là địa điểm triển lãm chính về ngành hàng không vũ trụ của nước này.

Bản mô đun mới có hình trụ của trạm vũ trụ có tên là “Thiên cung” bao gồm các khu sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nó cũng sẽ có hai mô đun khác dành cho các thí nghiệm khoa học và sẽ được trang bị các tấm pin mặt trời.

Ba phi hành gia sẽ làm việc lâu dài trong phòng thí nghiệm nặng 60 tấn quay quanh quỹ đạo, cho phép phi hành đoàn tiến hành nghiên cứu sinh học và vi trọng lực.

Theo dự kiến của các nhà khoa học Trung Quốc thì việc lắp ráp dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2022 và trạm này sẽ có thời hạn hoạt động khoảng 10 năm. Dự án này được các nhà khoa học

Trrung Quốc đặt ra với tham vọng là một phiên bản mới thay thế cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) - dự án là sản phẩm của sự hợp tác giữa Mỹ, Nga, Canada, châu Âu và Nhật Bản - đã đi vào hoạt động từ năm 1998 nhưng sẽ hết hạn vào năm 2024.

Nếu dự án này thành hiện thức thì Trung Quốc sẽ là nước duy nhất có trạm vũ trụ trên quỹ đạo, tuy nó sẽ nhỏ hơn nhiều so với ISS nặng 400 tấn và lớn bằng một sân bóng đá. Nước này cũng đã tuyên bố hồi tháng 5 rằng phòng thí nghiệm vũ trụ của họ sẽ mở cửa cho tất cả các nước có mong muốn tiến hành các thí nghiệm khoa học.

Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu, trường đại học và các công ty công nghệ đã được mời nộp các dự án. “Khoảng 40 kế hoạch từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được tiếp nhận”, theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho hay.

Một trong những động thái được ghi nhạn, Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cử các phi hành gia đến Trung Quốc để được huấn luyện, sẵn sàng làm việc bên trong trạm vũ trụ Trung Quốc khi nó được phóng lên quỹ đạo.

Theo một công bố của các đơn vị đầu tư phát triển trạm vũ trụ mang tên “Thiên cùng” thì chính phủ Trung Quốc đã và đang đổ hàng tỷ đô la vào chương trình vũ trụ do quân đội của họ điều hành, với kế hoạch đưa con người lên mặt trăng trong tương lai gần.

Theo truyền thông phương Tây thì những tham vọng gần đây của Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ vũ trụ đang thực sự khiến các cường quốc như Mỹ và một số nước châu Âu phải tính đến một kế hoạch dài hơn hơn trong việc phát triển một trạm vũ trụ mới có quy mô lớn hơn nhiều so với ISS hiện tại.

Theo NYT, Foxnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.