Tìm kiếm giải pháp giảm khí thải Carbon và phát triển đô thị bền vững

GD&TĐ - “Trại hè thiết kế quốc tế - International Summer Design Camp 2021” đã lựa chọn chủ đề “Smart Design City for Zero Carbon Emission” cũng với mong muốn góp phần thúc đẩy việc giảm khí thải từ các đô thị...

Sản phẩm của nhóm S-MART trình bày trong buổi báo cáo cuối khóa.
Sản phẩm của nhóm S-MART trình bày trong buổi báo cáo cuối khóa.

Theo kết quả nghiên cứu, đô thị chỉ chiếm 3% diện tích bề mặt đất của Trái đất nhưng lại tạo ra hơn 70% tổng lượng khí thải carbon, chủ yếu từ các tòa nhà, năng lượng và giao thông. Trên thực tế, có hơn 54% tổng số người sống ở các đô thị và tỉ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên 68% vào năm 2050.

Để giảm thiểu tác động trên, Nhóm S-MART (đoạt giải Best Design Award) với ý tưởng “SMART BUILDING” đã mang đến nhiều giải pháp hữu hiệu. Đại diện của nhóm cho biết: Tòa nhà chúng tôi thiết kế là một không gian cộng đồng đa mục đích. Nơi đây sẽ cung cấp nhiều dịch vụ cho người sử dụng như học tập, làm việc, giải trí, họp chợ...

“Điểm đặc biệt, các không gian này đều hướng tới việc sử dụng vật liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường, trong đó, chúng tôi sử dụng phương pháp canh tác làm nền tảng cho hệ thống cây xanh của tòa nhà. Qua đó, người sử dụng có thể trải nghiệm và hiểu được tầm quan trọng của lối sống bền vững đối với môi trường và lợi ích của họ” – đại diện nhóm S-MART nói.

Tương tự, Nhóm Imagine Dragon với ý tưởng “Green Matrix City” đoạt giải Sustainable idea award. Theo chia sẻ của nhóm, ý tưởng concept “Green Matrix City” là kết quả tìm hiểu và nghiên cứu miệt mài của nhóm liên quan đến vấn đề quá trình đô thị  hoá nhanh chóng (Rapid urbanization) và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị từ quá trình đô thị hoá (Urban heat island - UHI) làm khu vực đô thị nóng hơn rất nhiều so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu này, nhóm đã đề xuất ý tưởng kết hợp giữa công viên nhỏ (pocket parks) và những con đường xanh (green streets) để kết nối lại với nhau thành mạng lưới không gian xanh công cộng thân thiện với môi trường và con người.

Đại diện Ban giám khảo, TS Trịnh Tú Anh - Viện trưởng Viện Đô thị thông minh và Quản lý (ISCM) Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) cho biết: Ý tưởng đề xuất hình thức tích hợp công trình không phát thải với trồng rau/cây xanh đô thị “vertical urban farm” trong mật độ dày đặc nhà cửa và khói bụi của đô thị lớn thực tế và thú vị.

“Các giảng viên và chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao vào mục tiêu và chủ đề rõ ràng của nhóm là tập trung vào thiết kế bềnh vững. Đây là ý tưởng cập nhật mang tính thời đại, có thể ứng dụng trong giảm phát thải, lọc không khí, tạo ra lương thực sạch, truyền cảm hứng và giáo dục được cho nhiều đối tượng với lối sống xanh”- TS Tú Anh nói.

Các sản phẩm sau chương trình được triển lãm và được xem như một kênh để các chuyên gia, chính quyền cân nhắc trong quá trình phát triển đô thị.

“Dịch bệnh là một thách thức đối với chương trình. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã tìm ra được các giải pháp trực tuyến (sử dụng các giao diện trực tuyến để thực hiện giảng dạy, trao đổi, tư vấn, lên ý tưởng và thiết kế) để chương trình được tiếp tục tổ chức.

Thông qua đó, có thể thấy được khả năng của sinh viên Việt Nam nói riêng và các nước nói chung đều thích ứng rất nhanh với những tình huống có giới hạn. Các ứng viên thể hiện được tinh thần nhiệt huyết và sự sáng tạo của tuổi trẻ, và không có gì có thể ngăn cản được sự ham học hỏi và tăng cường kết nối toàn cầu” - TS Tú Anh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...