Tiếng hét và sự sinh tồn của nhân loại

GD&TĐ - Trong tất cả các âm thanh con người tạo ra, không có gì thu hút sự chú ý của chúng ta hơn là một tiếng hét.

Tiếng hét khét tiếng của Marion Crane trong bộ phim kinh dị “Pyscho” (Hay còn gọi là “Tâm lý”)
Tiếng hét khét tiếng của Marion Crane trong bộ phim kinh dị “Pyscho” (Hay còn gọi là “Tâm lý”)

Chúng là một tính năng thường xuyên trong các bộ phim kinh dị, cho dù đó có là tiếng hét khét tiếng của Marion Crane trong phòng tắm ở bộ phim “Pyscho” hay là tiếng hét thất thanh của Chrissie Watkins ở khởi đầu phim “aws”.

Tiếng thét có vẻ đơn giản, nhưng chúng thực sự có thể truyền tải một tập hợp cảm xúc phức tạp. Tiếng hét của con người đã được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, với những sắc thái tinh tế về âm lượng, thời gian và sự uốn cong có thể báo hiệu những điều khác nhau.

Hành động hét có thể bắt nguồn từ tổ tiên thời tiền sử mà chúng ta chia sẻ với các loài linh trưởng khác, chúng sử dụng tiếng la hét như một thành phần chính để trao đổi thông tin trong xã hội của chúng.

Tiếng thét đặc biệt quan trọng trong xã hội loài khỉ. Nhà Tâm lý học của Đại học Emory (Mỹ) Harold Gouzoules là một trong những chuyên gia về tiếng hét hàng đầu thế giới. Ông có thể chỉ ra làm thế nào mà tiếng hét của khỉ truyền tải được vô số thông tin.

Tiếng hét khác nhau ở các âm vực và âm lượng khác nhau có thể truyền đạt các mức độ khẩn cấp khác nhau, chẳng hạn như liệu một cuộc chiến có sắp diễn ra hay liệu một kẻ săn mồi có đang ở trong khu vực hay không.

Ngữ pháp trong tiếng thét của khỉ có thể tinh vi đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn, khỉ vervet châu Phi có ba loài săn mồi chính: Báo, rắn và đại bàng. Mỗi loại động vật ăn thịt đòi hỏi các lối thoát khác nhau.

Để trốn tránh một con đại bàng, những chú khỉ phải từ bỏ không gian rộng mở và tìm nơi trú ẩn trong những bụi cây rậm rạp. Nhưng đây chính xác là phản ứng sai nếu có một con rắn đang ẩn nấp trong bụi rậm.

Vì lý do này, khỉ vervets đã phát triển một mô hình tiếng hét khác biệt không chỉ đóng vai trò cảnh báo mà còn tiết lộ loại động vật ăn thịt ở giữa chúng. Khỉ thậm chí có thể xác định những con khỉ riêng lẻ khác từ tiếng hét của chúng.

Điều này có tính thích ứng cao, bởi vì nó cho phép bên nghe đánh giá tầm quan trọng của bên hét đối với bên nghe, thuận lợi cho việc bảo vệ con non và những thành viên trong gia đình khác.

Giống như khỉ, con người có khả năng xác định những người mà họ biết bằng âm thanh của tiếng hét. Con người cũng tạo ra một loạt các tiếng hét: Có những tiếng hét phản ánh những cảm xúc tích cực hơn, chẳng hạn như bất ngờ và hạnh phúc. Và sau đó là những tiếng la hét thống khổ, tiếng la hét đau đớn và dĩ nhiên là tiếng hét kinh hoàng.

Tiếng thét có thể được mô tả dựa theo vị trí của chúng dọc theo một chiều âm thanh gọi là “độ thô”. Độ thô là chất lượng phản ánh tốc độ tiếng hét thay đổi hoặc thay đổi độ to. Tiếng ồn càng dao động nhanh, tiếng hét càng “thô và khó nghe”. Và tiếng hét càng khó nghe thì nó lại càng thể hiện nỗi kinh hoàng lớn hơn.

Nhà Tâm lý học David Poeppel đã xem hình ảnh não của những người nghe bản ghi âm tiếng la hét của con người và thấy rằng, không giống như những âm thanh khác của con người, tiếng hét được chuyển thẳng đến amygdala, là phần não xử lý nỗi sợ hãi, giận dữ và những cảm xúc mãnh liệt khác.

Và trong số nhiều tiếng la hét của con người, tiếng hét sợ hãi là nổi bật nhất. Những âm thanh khó chịu khác, như tiếng khóc của em bé và tiếng móng tay cào trên bảng phấn, chia sẻ một số tính năng tương tự khiến tiếng hét khó chịu và đáng sợ.

Vì vậy, chúng ta có lẽ là hậu duệ của những cá nhân là những người giỏi la hét cũng như giỏi đọc những tiếng la hét của đồng loại. Điều này có thể giúp giải thích những trải nghiệm gây ra tiếng hét như phim kinh dị và đi trên tàu lượn siêu tốc.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ