Tịch thu hàng nghìn chai vodka làm từ táo Chernobyl

GD&TĐ - Cơ quan chức năng Ukraine đã tịch thu hàng nghìn chai vodka Atomik nấu từ táo trồng gần nhà máy hạt nhân Chernobyl đang trên đường xuất sang Anh.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Trước đó, vào năm 2019, một nhóm các nhà khoa học quyết định tạo ra một loại rượu mới đầy táo bạo: Atomik, một loại rượu thủ công được làm từ các nguyên liệu được trồng trong khu vực cấm vẫn còn phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Rượu Atomik không chứa chất phóng xạ sau quá trình chưng cất, theo Live Science đã đưa tin trước đó.

Hiện tại, lô Atomik đầu tiên đã hoàn thành - và tất cả 1.500 chai trong số đó đều đã bị mật vụ Ukraine thu giữ mà không rõ lý do, theo một tuyên bố từ nhà sản xuất của Atomik, The Chernobyl Spirit Company.

“Có vẻ như họ đang cáo buộc chúng tôi sử dụng tem tiêu thụ đặc biệt giả mạo ở Ukraine. Nhưng điều này thật vô nghĩa vì những chai rượu này dành cho thị trường Anh và được dán nhãn rõ ràng với tem tiêu thụ đặc biệt hợp lệ của Vương quốc Anh”, Jim Smith, người sáng lập công ty và Giáo sư tại Đại học Portsmouth ở Anh cho biết.

Elina Smirnova, luật sư đại diện cho công ty nói thêm rằng, việc thu giữ là “một vi phạm rõ ràng” đối với luật pháp Ukraine. Công ty cho biết, nếu Atomik được bán ra, nó sẽ là sản phẩm tiêu dùng đầu tiên của vùng Chernobyl kể từ sau vụ thảm họa khét tiếng năm 1986.

Ngay sau thảm họa hạt nhân, các quan chức đã sớm đưa ra quyết định, vùng cấm Chernobyl - khu vực khoảng 2.600 km vuông xung quanh nhà máy điện bị hư hại – không an toàn đối với con người trong 24 nghìn năm.

Tuy nhiên, các loài động, thực vật hiện đang phát triển mạnh trong khu vực - và ngành du lịch cũng vậy. Theo các quan chức du lịch địa phương, Chernobyl đón hơn 60.000 du khách mỗi năm, với dòng khách tăng vọt sau khi bộ phim truyền hình “Chernobyl” của HBO ra mắt vào tháng 5/2019.

Atomik được làm từ táo trồng ở quận Narodychi của Ukraine, nằm ở rìa khu vực cấm và bị ô nhiễm nặng do bụi phóng xạ từ thảm họa tan chảy lò phản ứng hạt nhân. Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Ukraine, khu vực này vẫn có dân số gần 10.000 người và phải tuân thủ các hạn chế nghiêm ngặt về nông nghiệp.

Với Atomik, Smith và các đồng nghiệp của ông hy vọng sẽ có thể chứng minh rằng một số sản phẩm được sản xuất gần khu vực cấm có thể an toàn để tiêu dùng, theo trang web của công ty.

Vài năm trước, nhóm Atomik đã kiểm tra cây lúa mạch đen từ vùng phóng xạ cấm, và nhận thấy rằng hạt thực sự bị ô nhiễm bởi phóng xạ. Tuy nhiên, Smith cho biết, tất cả các dấu vết của phóng xạ đã bị loại bỏ trong quá trình chưng cất, khiến Atomik không nguy hiểm hơn các loại rượu mạnh bán sẵn trên thị trường khác một chút nào.

Kể từ đó, những người sáng lập đã thay đổi công thức của họ từ rượu làm từ lúa mạch đen sang rượu làm từ táo - nhưng theo Smith, quá trình chưng cất vẫn tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn toàn không có phóng xạ.

Theo tuyên bố của công ty, nếu Atomik đến được với các cửa hàng bán rượu, 75% lợi nhuận sẽ được sử dụng để “giúp mang lại việc làm và đầu tư cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi Chernobyl của Ukraine và hỗ trợ cộng đồng”.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.