Sự cố tàu Soyuz làm phức tạp thêm kế hoạch nghiên cứu vũ trụ

GD&TĐ - Sự cố tàu vũ trụ Soyuz của Nga - hệ thống vận tải duy nhất trong kết nối mặt đất – Trạm vũ trụ quốc tế ISS, hôm 11/11 vừa qua đã làm phức tạp hóa những kế hoạch nghiên cứu trong tương lai gần trên quỹ đạo thấp quanh Trái đất. Tuy nhiên, có thể đẩy mạnh các công việc xây dựng các tàu vũ trụ tư nhân do NASA đặt hàng. Các thử nghiệm không có phi hành đoàn sẽ được khởi động trong thời gian tới. Để lấy lại khả năng đưa các phi hành gia lên quỹ đạo bằng tàu vũ trụ của mình, từ địa phận quốc gia, nước Mỹ sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn.

Sự cố tàu Soyuz làm phức tạp thêm kế hoạch nghiên cứu vũ trụ

Quyết định của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, để kết thúc Chương trình tàu con thoi vào năm 2011, đã bị phê phán khá gay gắt. Hiện giờ, các ý kiến phê phán có thế sẽ tiếp tục gay gắt hơn. Trong những năm tháng đó, người Nga trở thành đối tác đáng tin cậy. Tuy nhiên, sự cố tàu Soyuz, xảy ra sau vụ việc xuất hiện lỗ thủng trên một con tàu Soyuz khác, là không thể coi thường.

NASA khẳng định, phi hành đoàn 3 người còn lại trên Trạm ISS có đủ lương thực dự trữ để ở trên quỹ đạo trong 2 tháng tiếp theo. Chỉ có điều họ sẽ có nhiều công việc phải thực hiện hơn. Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra nếu như chuyến bay có phi hành đoàn của tàu Soyuz theo kế hoạch vào giữa tháng 12 tới bị chậm trễ? Trong trường hợp đó, 3 phi hành gia trên Trạm ISS sẽ phải trở về mặt đất muộn nhất là vào đầu tháng 1/2019.

Lần đầu tiên, kể từ 2/11/2000, Trạm ISS sẽ không có phi hành đoàn. Trạm có thể được điều khiển hoàn toàn từ mặt đất, và phi hành đoàn có thể yên tâm rời Trạm. Tuy nhiên phương án này không được coi là tốt bởi 3 lý do.

Lý do thứ nhất, có thể ít quan trọng nhất, là thời gian con người có mặt liên tục trên Trạm đã lên tới 18 tháng; thứ hai, khi rời trạm, phi hành đoàn buộc phải ngừng một số thí nghiệm; thứ ba, có thể quan trọng nhất, là gây khó khăn cho việc chuẩn bị khởi động kỷ nguyên các chuyến bay tư nhân lên Trạm ISS.

Ý nghĩa quan trọng nhất bây giờ là trả lời câu hỏi, người Nga có thể nhanh chóng khắc phục sự cố và thực hiện các chuyến bay an toàn như thế nào. Ông Dmitri Rogozin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos tuyên bố phi hành đoàn vừa gặp sự cố sẽ bay lên quỹ đạo vào mùa xuân năm tới. Vào tháng Tư năm nay, người ta đã lập kế hoạch chuyến bay Soyuz MS 12 với phi hành đoàn gồm 3 người.

Ông Rogozin cho biết, kế hoạch này sẽ thay đổi. Một quan chức khác của Roskosmos là ông Siergey Krikaliev cũng cho biết, cơ quan này không phủ nhận khả năng chuyến bay của tàu chở hàng Progress vào cuối tháng Mười cũng sẽ bị muộn.

Hiện tại, Roskosmos cho biết, NASA không có ý định từ bỏ dịch vụ của Nga trong vận chuyển phi hành gia lên Trạm ISS. Điều này không có gì là ngạc nhiên bởi đơn giản là người Mỹ không còn “lối ra” nào khác.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ