Siberia thành “miền đất hứa” vì… biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng những vùng đất rộng lớn của Nga ở châu Á có khả năng trở thành vùng đất “đáng sống” vào khoảng cuối thế kỷ 21 dưới tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Miền Đông Siberia băng giá của Nga có thể là miền đất hứa đối với cư dân.
Miền Đông Siberia băng giá của Nga có thể là miền đất hứa đối với cư dân.

Một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Liên bang Krasnoyarsk, Nga và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng các kịch bản khí hậu ở thời điểm hiện tại để dự đoán trong thời gian tới khí hậu toàn cầu có được cải thiện nhiều không và tìm ra vùng đất tiềm năng để con người định cư trong thế kỷ 21.

Theo đó, dải đất châu Á của Nga rộng 13 triệu km2, kéo dài từ phía Đông dãy núi Ural tới Thái Bình Dương - chiếm 77% diện tích đất liền của Nga. Tuy nhiên, người dân sinh sống tại đây chỉ chiếm 27% dân số của cả đất nước và tập trung dọc theo thảo nguyên phía Nam, nơi có khí hậu dễ chịu và đất đai màu mỡ thuận lợi cho con người sinh sống.

Tiến sĩ Elena Parfenova, tác giả chính của nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Liên bang Krasnoyarsk cho biết: “Các hoạt động di cư trước đây của nhân loại có liên quan mật thiết đến biến đổi khí hậu.

Khi các nền văn minh phát triển ra công nghệ cho phép họ dễ dàng thích nghi hơn thì con người dần ít phụ thuộc vào yếu tố môi trường, đặc biệt là về khí hậu”.

Để phân tích, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp của 20 mô hình lưu thông chung (dự án mô hình liên máy tính giai đoạn 5) và hai kịch bản Lộ trình Nồng độ CO2 khác nhau là RCP 2.6 đại diện cho biến đổi khí hậu nhẹ và RCP 8.5 đại diện cho những thay đổi cực đoan hơn.

Các nhà khoa học đã áp dụng các thông số đo lường thực hiện bởi nhiều người về nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 và lượng mưa hàng năm trên lãnh thổ nước Nga ở châu Á theo 2 kịch bản để tìm ra tác động tương ứng của chúng đối với ba chỉ số khí hậu quan trọng đối với sinh kế và sức khỏe của con người: Tiềm năng Cảnh quan Sinh thái (ELP); mức độ khắc nghiệt của mùa đông và tầm bao phủ của băng vĩnh cửu.

Tiến sĩ Parfenova cho biết: “Chúng tôi thấy nhiệt độ tăng từ 3,40C (RCP 2.6) lên 9,10C (RCP 8,5) vào giữa mùa đông, tăng 1,90C (RCP 2.6) lên 5,70C (RCP 8,5) vào giữa mùa hè; và lượng mưa tăng đáng kể từ 60mm (RCP 2.6) lên 140mm (RCP 8.5).

Các mô phỏng của chúng tôi cho thấy dưới kịch bản RCP 8.5, vào thập niên 80 của thế kỉ này, lãnh thổ nước Nga ở châu Á sẽ có khí hậu ôn hòa hơn, với độ bao phủ của băng vĩnh cửu thấp hơn, giảm từ 65% trong hiện tại xuống còn 40% diện tích vào những năm 2080”.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng kể cả dưới kịch bản RCP 2.6, tỉ số ELP về tính bền vững của con người sẽ cải thiện ở hơn 15% diện tích của lãnh thổ này, điều này có thể tăng gấp 5 lần diện tích đất sinh sống được và thu hút con người sinh sống.

Tiến sĩ Parfenova kết luận: “Lãnh thổ nước Nga ở châu Á đang rất lạnh. Trong điều kiện khí hậu ấm hơn trong tương lai, an ninh lương thực về khả năng phân phối và sản xuất cây trồng có thể sẽ trở nên thuận lợi hơn đối với mọi người để ủng hộ cho việc định cư.

Tuy nhiên, việc phát triển đất đai phù hợp phụ thuộc vào các chính sách chính trị, xã hội và kinh tế của nhà nước. Các dải đất rộng vùng Siberia và Viễn Đông có cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tốc độ phát triển ở nơi đây phụ thuộc vào các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nông nghiệp, do đó các quyết định cần thiết nên được đưa ra sớm”.

Theo ScienceDaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.