Robot mới là đối tượng đang “cướp việc làm” của hàng triệu người Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường lấy Mexico hay Trung Quốc ra làm “lá chắn” chỉ trích cho tình trạng mất việc làm của một bộ phận dân Mỹ hiện nay.

Robot mới là đối tượng đang “cướp việc làm” của hàng triệu người Mỹ

Thế nhưng nguyên nhân chính lại là robot và tự động hóa chứ không phải nguồn lao động giá rẻ từ các quốc gia này.

Hôm 26/1 vừa qua, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng tải trên Twitter về việc Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA chính là khởi nguồn cho một lượng lớn việc làm sẽ biến mất trong tương lai.

Tuy nhiên, trong lời tiễn biệt trước khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Obama thì lại cảnh báo dư luận rằng: “Làn sóng mất việc làm sẽ không đến từ các nước ngoại bang mà đến từ chính các tiến bộ tự động hóa – thứ khiến cho hàng loạt việc làm của giới trung lưu dần trở nên lạc hậu.”

Nhờ những cánh tay robot thế này, các nhà máy khổng lồ cũng sẽ chỉ cần vài ba công nhân điều khiển vận hành mà thôi

Các nghiên cứu thực tế đã chứng minh nhận định của ông Obama. Ngày càng nhiều việc làm đang rơi vào tay robot và máy móc tự động.

Trung Quốc, Mexico hay các quốc gia có nguồn lao động giá rẻ đúng là có lấy mất một lượng việc làm nhất định của tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ, nhưng thực chất tỷ lệ lại thấp hơn nhiều so với robot.

Theo số liệu thống kê, quan hệ thương mại với Trung Quốc đã cướp mất khoảng 985.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ thời điểm 1999 đến 2011, trong khi con số này với Mexico là 800.000 từ 1997 đến 2013.

Những con số này nghe có vẻ cao nhưng chỉ tính riêng năm 2016, số lượng việc làm được tạo mới ở Mỹ đã vượt cả tổng số việc làm bị mất ở trên. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng robot vẫn là nguyên nhân chủ chốt khiến nhiều người Mỹ thất nghiệp.

Một nghiên cứu do hai giáo sư của ĐH Ball thực hiện đã chỉ ra rằng trong khoảng năm 2000 đến 2010, 87% số việc làm sản xuất bị thâm hụt đều là do các nhà máy đã hoạt động hiệu quả hơn nhờ công nghệ cao và tự động hóa. Chỉ 13% còn lại là do thương mại với nước ngoài.

Nói đơn giản thì sản xuất một chiếc ô tô năm 2016 sẽ cần ít công nhân hơn so với năm 2000. Một chiếc máy ATM cũng thay thế được nhiều nhân viên ngân hàng trước đây.

Tuy vậy, việc ước đoán chính xác lượng việc làm mà tự động hóa đã lấy đi cũng không đơn giản bởi tự động hóa thực chất cũng tạo thêm việc làm mới cho những người có trình độ. Khi những giao dịch viên ngân hàng không còn làm công việc mà máy ATM đã làm thay, họ sẽ dấn thân vào những công việc tầm cao hơn.

Điều này cũng có nghĩa là tham vọng đưa việc làm từ Trung Quốc và Mexico về Mỹ của ông Trump cũng có vẻ sẽ rất khó thực hiện, bởi những công việc “tay chân” quay về cuối cùng sẽ toàn dành cho robot chứ không đủ tầm dành cho con người. Chúng ta cũng chẳng có lý do gì để khẳng định rằng nỗ lực đó sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong tương lai.

Theo GTVT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ