Phát triển robot chiến đấu: Quân đội Mỹ khơi mào cuộc đối đầu công nghệ?

GD&TĐ - Quân đội Mỹ đang cố gắng phát triển robot hỗ trợ trong chiến đấu. 

Loại robot được Công ty Roboteam của Israel và Endeavor Robotics ở Massachusetts (Mỹ) phát triển đang tham gia vào hợp đồng béo bở của Quân đội Mỹ.
Loại robot được Công ty Roboteam của Israel và Endeavor Robotics ở Massachusetts (Mỹ) phát triển đang tham gia vào hợp đồng béo bở của Quân đội Mỹ.

Bản thân những robot này không thực chiến, nhưng tạo ra một trận chiến khác giữa các công ty chế tạo chúng, trong đó vật được đưa ra đặt cược là bản hợp đồng trị giá gần nửa tỷ đô la cho 3.000 robot kích cỡ ngang với một chiếc ba lô có chức năng phá bom và tìm vị trí của địch.

Cuộc cạnh tranh giành bản hợp đồng này đã tràn ra cả Quốc hội và Tòa án Liên bang Mỹ.

“Cuộc chiến” sẽ mở ra cánh cửa số đi đến giao lộ của công nghệ và quốc phòng, đồng thời cho thấy, nỗi sợ bị Trung Quốc vượt mặt của Mỹ, khiến ngay cả các công ty khởi nghiệp nhỏ cũng phải sử dụng đến các chiêu bài địa chính trị để vượt mặt các đối thủ.

Ngoài ra, những câu hỏi về việc, liệu công nghệ quốc phòng có nên chỉ do các công ty Mỹ đảm nhiệm để tránh nguy cơ bị làm giả bởi đối thủ nước ngoài hay không.

Dù kết quả cuối cùng có như thế nào, cuộc cạnh tranh này báo trước một tương lai trong đó robot - công cụ vốn đã quen thuộc trong quân sự sẽ còn trở nên phổ biến hơn. Kế hoạch hiện tại của Lục quân Mỹ đã vạch ra viễn cảnh của một binh đoàn mới gồm 5.000 robot mặt đất với kích cỡ và mức độ tự động khác nhau. Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân cũng đang thực hiện các khoản đầu tư tương tự.

Tướng Mark Milley, người đứng đầu Lục quân Mỹ trong một phiên điều trần ở Thượng viện đã xin thêm tiền để hiện đại hóa lực lượng. Ông đưa ra cảnh báo các đối thủ như Nga và Trung Quốc “đang đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng” cho nhiều loại robot và cho biết Mỹ cũng đang làm điều tương tự.

Lời hứa về các khoản đầu tư lớn của Lầu Năm Góc vào robot từ lâu là lợi thế cho các nhà thầu quốc phòng và các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ. Nhưng tình hình có phần u ám hơn với các công ty có quan hệ nước ngoài.

Sự e ngại bước phát triển về mặt công nghệ của Trung Quốc đã đưa cuộc cạnh tranh lên đến đỉnh điểm giữa Công ty Roboteam của Israel và Endeavor Robotics ở Massachusetts (Mỹ) trong việc giành được các hợp đồng lớn chế tạo robot mặt đất thế hệ tiếp theo cho Lục quân Mỹ.

Những cỗ máy này sẽ được thiết kế để thông minh hơn và dễ dàng triển khai hơn so với những chiếc xe mặt đất được điều khiển từ xa đã giúp quân đội phá bom trong hơn 15 năm qua.

“Hợp đồng lớn nhất trị giá 429 triệu USD, yêu cầu sản xuất hàng loạt robot chỉ nặng khoảng 12 kg, dễ điều khiển và bộ binh dễ mang vác trong quãng đường dài” - Bryan McVeigh, Giám đốc dự án từ Trung tâm nghiên cứu của Quân đội Mỹ ở Warren Michigan cho biết.

Tuy nhiên, còn rất lâu nữa, các cỗ máy chiến trường này mới trở nên tự động hoàn toàn, vì Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn thận trọng về việc phát triển các cỗ máy có thể tự quyết định và hành động, khác với Nga và Trung Quốc.

Mặc dù Lầu Năm Góc khẳng định rằng, yếu tố điều khiển con người là không thể thay thế, một báo cáo cho thấy quân đội sẽ sớm bắt buộc phải phát triển hệ thống tự động hoàn toàn nếu các đối thủ lớn đều phát triển chúng.

Theo AP, Japantoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.