Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ

GD&TĐ - Loài động vật nào màu đen trắng và cao bằng một đứa trẻ 10 tuổi? Đó là một loài chim cánh cụt khổng lồ đã tuyệt chủng sống cách đây khoảng 27 - 35 triệu năm trên vùng đất bây giờ là New Zealand.

Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ

Loài chim khổng lồ này cao khoảng 1,4 mét, có chân và mỏ dài bất thường đối với một con chim cánh cụt. Loài chim tiền sử được phát hiện vào năm 2006 bởi nhóm săn tìm hóa thạch bao gồm các thanh thiếu niên từ Câu lạc bộ cho các Nhà tự nhiên học Trẻ tuổi Hamilton (JUNATS) - một câu lạc bộ lịch sử tự nhiên ở Hamilton, New Zealand, dành cho trẻ em từ 10 đến 18 tuổi.

Một nhóm của câu lạc bộ, dẫn đầu bởi chuyên gia hóa thạch Chris Templer đã tìm thấy xương của loài chim tuyệt chủng trên một bán đảo nhỏ ở cảng Kawhia trong một chuyến đi thực địa.

Hóa thạch là bộ xương chim cánh cụt khổng lồ hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện và chiều dài các chi sau của nó đã khiến các nhà nghiên cứu đặt tên khoa học cho nó là Kairuku waewaeroa: “Waewae” có nghĩa là “chân” và “roa” có nghĩa là “dài” trong tiếng Maori.

Ngày nay, loài chim cánh cụt lớn nhất còn sống là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri), có thể cao tới 1,2 m và nặng tới 45 ký.

Tuy nhiên, những con chim cánh cụt khổng lồ lớn hơn thậm chí còn phổ biến trong thời kỳ Paleogen (khoảng 66 triệu đến 23 triệu năm trước) trên khắp lục địa Zealandia - một vùng đất liền bao gồm New Zealand và phần lớn đã chìm sâu dưới nước.

Khi các nhà tự nhiên học trẻ tuổi của JUNATS phát hiện hóa thạch, nó nhô ra từ một khối sa thạch bị lộ diện bởi thủy triều và ban đầu họ còn nhầm nó với một cánh quạt gỉ. Nhưng Templer và một trưởng nhóm khác là Tony Lorimer đã nhanh chóng nhận ra rằng họ đã tìm thấy một thứ gì đó đặc biệt.

Hóa thạch có nguy cơ bị hư hại do xói mòn bởi đại dương vào thời điểm nó được tìm thấy. Vị trí của nó “nằm ngay trong chu vi của một khu bảo tồn danh lam thắng cảnh”, nhưng nó cũng nằm ở một địa điểm chỉ có thể tiếp cận khi thủy triều lên và xuống, vì vậy, các quan chức đã cho phép câu lạc bộ khai quật hóa thạch, Templer nói với Stuff, một trang web tin tức của New Zealand.

Các nhà khoa học đã đo và quét bộ xương, tái tạo dưới dạng mô hình 3D. Các nhà nghiên cứu đã so sánh xương của hóa thạch với xương của những con chim cánh cụt khổng lồ khác từ kỷ Paleogene và các phép đo của họ cho thấy K. waewaeroa cao hơn các loài khác trong chi Kairuku, theo Daniel Thomas, giảng viên cấp cao về động vật học tại Trường Khoa học Tự nhiên và Tính toán của Đại học Massey ở Auckland, New Zealand, đồng tác giả nghiên cứu phát biểu.

Thomas cho biết, đôi chân dài hơn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của K. waewaeroa dưới nước, giúp nó bơi nhanh hơn hoặc lặn sâu hơn.

K. waewaeroa chắc chắn là một loài chim khổng lồ trong số các loài chim cánh cụt, nhưng loài này còn là biểu tượng đối với người dân New Zealand vì những lý do khác.

Hóa thạch chim cánh cụt nhắc nhở rằng, chúng ta từng chia sẻ lục địa Zealandia với các loài động vật cổ đại đáng kinh ngạc.

Cách hóa thạch chim cánh cụt được phát hiện bởi thế hệ trẻ trong hành trình khám phá thiên nhiên đã nhắc nhở về tầm quan trọng của việc khuyến khích các thế hệ tương lai trở thành những người bảo vệ của lịch sử.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…