Nước trên mặt trăng có nguồn gốc trái đất

Nước trên mặt trăng có nguồn gốc trái đất

(GD&TĐ) - Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy mặt trăng không phải là thiên cầu khô kiệt mà có nước. Tuy nhiên câu hỏi tiếp theo được đặt ra là nước đó từ đâu mà ra? Hiện giờ chúng ta đã biết câu trả lời: Nước trên mặt trăng là từ trái đất.

Các nghiên cứu do Alberto Saal ở trường đại học Brown (Providence - Mỹ) tiến hành khá đơn giản - ông đã đo hàm lượng hydro (đúng ra là đồng vị proti  với hạt nhân là một proton) và đo hàm lượng đồng vị nặng hơn của hidro là deuteri (hạt nhân gồm 1 proton và 1 neutron) trong các mảnh thiên thạch do tàu Apollo mang về trái đất. Số lượng deuteri lớn hơn cho thấy chúng hình thành ở gần mặt trời, bởi lẽ deuteri hình thành nhiều hơn trong nhiệt độ cao hơn.

Các tác giả của những bản phân tích trước đó khẳng định, nước trên mặt trăng là do sao chổi mang lại, tuy nhiên hiện tại họ xem xét điều đó kỹ lưỡng hơn - tỷ lệ giữa hidro và deuteri hơi dao động trong hàng tỷ năm kể từ khi nước xuất hiện trên mặt trăng. Các nhà khoa học phát hiện ra điều đó khi nghiên cứu hàm lượng proti và deuteri trong đá núi lửa lấy từ mặt trăng. Tỷ lệ hai đồng vị này trên mặt trăng giống như tỷ lệ ở trên trái đất. Điều đó khiến ta nghĩ rằng nước trên mặt trăng và trái đất đều có một nguồn xuất phát chung.

Mặt trăng dường như hình thành do kết quả va chạm của trái đất với một hành tinh nguyên thủy có kích thước như sao Hỏa, cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Khả năng nước do các thiên thạch dạng CM (Carbonaceous chondrite - loại thiên thạch chứa cùng hàm lượng deuteri như đá trên trái đất)  mang tới đã bị loại trừ. Lý do là thiên thạch không có đủ thời gian để va chạm vào mặt trăng sau khi bị văng ra khỏi trái đất vì lúc đó mặt trăng còn ở trạng thái lỏng.

Nếu nước trên mặt trăng có nguồn gốc từ trái đất thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra là trái đất có nước là do đâu? Mặt trăng hình thành khoảng 100 triệu năm sau khi các hành tinh đá bắt đầu định hình trong hệ mặt trời. Trong thang độ vũ trụ, 100 triệu năm đó chỉ như một cái chớp mắt. Trong thời gian này, các sao chổi và thiên thạch va chạm với bề mặt trái đất không thể mang theo nổi một lượng nước lớn như thế; điều này dẫn tới suy luận là có thể trái đất đã hình thành cùng với nước (hiện tại các nhà khoa học chưa chứng minh được điều này).

Thu Nga (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.